Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Số 07 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1
Số 07 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1
Thời gian hoạt động: 08h00-18h00 (Thứ Hai - Chủ Nhật)
Trang điểm kỹ càng chuẩn bị chụp hình ở một công ty môi giới hôn nhân qua mạng - Ảnh: T. L.
Cuộc cạnh tranh môi giới hôn nhân trên mạng ngày càng khốc liệt do hàng chục trang web bằng tiếng Trung Quốc đua nhau ra đời và hoạt động công khai. Nhiều chiêu khuyến mãi, giảm giá, tự quảng cáo là công ty môi giới hôn nhân uy tín nhất tại VN được sử dụng để “câu” khách hàng. Họ có đội ngũ tư vấn viên túc trực đường dây nóng và trên QQ (phần mềm chat phổ biến nhất tại Trung Quốc). Có web dùng bài hát Bèo dạt mây trôi làm nhạc nền, đưa hình ảnh các hoa hậu VN lên đầu trang để quảng cáo...
“Các cô dâu VN rất ngoan ngoãn và không bao giờ bỏ trốn nếu không bị đánh đập” - tư vấn viên trang web tiếng Hoa môi giới Trung Việt (Thượng Hải) có biệt danh “deng...” nhiệt tình giới thiệu. “Chúng tôi có số lượng cô dâu phong phú nhất và có liên hệ với các “chuyên gia” uy tín nhất tại VN. Khách hàng có thể thỏa thích chọn vợ. Không thành công không lấy tiền” - một nhân viên tư vấn có tên Tiểu Hoàng (nickname “Sa Sa”- Công ty môi giới hôn nhân Duyên Mỹ) đon đả chào mời.
Chỉ một cú click chuột, khách hàng có thể chọn vợ giữa hàng trăm “cô dâu đang chờ lấy chồng”. Các ứng viên không được gọi bằng tên mà được cấp một mã số để khi cần chú rể có thể chọn số để “giữ chỗ”. Trang mạng tiếng Hoa Duyên Mỹ còn có hẳn một diễn đàn dành cho các chú rể tương lai tha hồ bình phẩm. Ngoài những lời bình phẩm bằng tiếng Hoa, còn có nhiều lời nhận xét đủ kiểu về các cô dâu VN được viết bằng tiếng Việt.
TP Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) được gọi là “cái nôi” của các cô dâu VN. Trong số 10 trang mạng môi giới được giới thiệu là uy tín nhất Trung Quốc có đến sáu công ty có trụ sở tại Nam Ninh. Các công ty còn lại từ các tỉnh thành khác như Thượng Hải, Bắc Kinh, Hạ Môn, Hà Bắc...
Trong vai đàn ông đang tìm vợ VN, chúng tôi lang thang trên mạng và nhận được hàng trăm lời tư vấn từ các trang môi giới hôn nhân. Theo lời tư vấn viên Tiểu Hoàng, chi phí trọn gói cho một chuyến đi tìm vợ tại VN trong bảy ngày khoảng 36.000 nhân dân tệ (trong đó 2.000 tệ là phí xem mắt tại TP.HCM hoặc Hải Phòng). Tiểu Hoàng khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Công ty em sẽ lo tất tần tật mọi dịch vụ, từ đón rước, phiên dịch, công chứng giấy tờ, kiểm tra sức khỏe cô dâu, chi phí tiệc, chụp hình, nhạc sống, quay phim, sính lễ, phong bì cho “mẹ nuôi”... Chỉ cần có giấy chứng nhận độc thân và vài tấm ảnh nơi chú rể sinh sống, em đảm bảo chỉ cần bảy ngày là anh có thể rước nàng về dinh. Khách hàng đến với công ty em đều thành công mỹ mãn. Cô dâu VN rất dễ bảo. Chắc chắn sẽ không làm anh thất vọng”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có khá nhiều đàn ông Trung Quốc tìm đến các trang mạng này và qua VN để tuyển chọn các cô dâu Việt không phải cho mình, mà đưa về Trung Quốc để “sang tay” cho người khác không có điều kiện qua VN để hưởng huê hồng.
Sau hai tuần chờ đợi, chúng tôi được một công ty dịch vụ môi giới qua mạng HM điện báo: “Chiều thứ bảy tuần này, em nhớ đến công ty gặp người đăng ký. Ông này ở Thượng Hải, vừa qua VN hai tuần vì công việc kinh doanh, nhân tiện xem mắt cô dâu luôn”.
Đúng hẹn, 18g chúng tôi gặp “chồng tương lai” là một người đàn ông Trung Quốc khoảng 50 tuổi có mặt tại điểm hẹn để “xem mắt” tôi và ba cô gái khác. Sau khi đi lại mấy vòng săm soi chúng tôi kỹ lưỡng, ông ta nói gì đó với nhân viên của công ty. Người nữ nhân viên công ty dịch lại: “Ông ta đồng ý chọn em cho... “người bạn” ông ta ở Quảng Tây. Sau khi hoàn tất các thủ tục, em sẽ được đưa qua Trung Quốc và sau đó sẽ “chuyển giao” để làm vợ của “người bạn” ông này. Yên tâm, “bạn” ổng bên đó có nhu cầu lấy vợ nhiều lắm. Ổng đã làm ăn đưa cô dâu Việt qua Trung Quốc với công ty gần hai năm rồi”.
Để tăng độ tin cậy, một số trang mạng môi giới còn công bố địa chỉ... giả ở VN trên trang web. Thực tế chúng tôi kiểm tra một số địa chỉ ghi trên web ở chung cư Bình Thới; đường số 2, lô 8, Q.11; số 44 Âu Cơ, Q.Tân Bình... đều không phải là trụ sở của các công ty này tại VN.
Tìm được 10 số điện thoại ở VN ghi trên trang web môi giới hôn nhân TQ, chúng tôi gọi thì... 8 số không liên lạc được. Chiều 8-5, tôi gọi vào số 016556... thì gặp một người đàn ông xưng tên Mãi (Đồng Tháp). Lúc đầu ông Mãi bảo không biết gì chuyện môi giới nhưng sau khi nghe tôi than nghèo kể khổ, muốn lấy chồng Trung Quốc để giúp mẹ xây nhà thì ông này hứa sẽ gọi điện cho người ở Sài Gòn thu xếp. Ông ta khoe: “Con gái tui mới lấy chồng Đài Loan chín tháng, gửi tiền về cho tui hoài. Chồng nó cũng là công nhân cùng công ty. Cuối năm, con gái tui về VN một lần để gom các cô gái ở đây, ai muốn lấy chồng thì được nó môi giới trực tiếp qua bển (Đài Loan)”.
Theo ông Mãi, khi gom được các cô gái ở miền Tây Nam bộ mà con gái ông ở Đài Loan chưa về để đưa đi thì ông sẽ chuyển các cô lên
TP.HCM. Tại đây, có ông Giới, ông Hà... sẽ nhận các cô mang về cho Bảo - “mẹ nuôi” - chăm sóc. Bảo là người Hoa, nói tiếng Việt lơ lớ. Mọi sự giao dịch với người lạ Bảo đều thông qua các “ông mai”. Đa số “ông mai” này rất cẩn trọng. Họ hỏi kỹ tại sao biết số điện thoại, nếu là các mối quen mới chịu gặp và môi giới.
Sau khi hỏi kỹ chiều cao, cân nặng, ngoại hình thế nào... Bảo nói với chúng tôi: “Nếu em muốn lấy chồng Trung Quốc, chị sẽ đưa em về Q.10 ở với chị, ăn ở trong nhà, vỗ béo, làm đẹp... đợi đến khi đàn ông Trung Quốc qua lựa. Em nào càng đẹp, càng ngoan thì giá càng đắt”.
Để lách luật, nhiều công ty môi giới còn lập trang web hoạt động dưới hình thức “kết bạn bốn phương”, “kết bạn trăm năm”... Một công ty (dat...com) tự quảng cáo là “Một trong những website đầu tiên được ưa chuộng nhất tại VN dành cho phụ nữ trong việc tìm kiếm người yêu là người nước ngoài, đang xây dựng hợp tác với hơn 100 nhà cơ cấu đại lý về dịch vụ kết bạn và hẹn hò trên thế giới”.
Sau một ngày gửi email xin tham gia dịch vụ kết bạn đến công ty này, ngày 9-5 chúng tôi được gọi lên công ty ở cao ốc Thuận Việt, Q.11 để chụp hình đưa lên trang web rất bài bản. Chúng tôi được phát giấy để điền thông tin cá nhân, được chuyên viên trang điểm kỹ càng. Trang điểm xong, khách hàng được mặc những bộ đồ ngắn, hở hang, đi giày cao 10 phân để chụp hình. Ở đây có hẳn một studio với thợ chụp hình chuyên nghiệp. Chúng tôi được hướng dẫn uốn éo đủ tư thế khoe ba vòng để có những bức hình đẹp và gợi cảm nhất.
Các cô gái ở VN tham gia dịch vụ trên không phải trả phí, mọi chi phí người tìm vợ phải trả cho công ty. Theo tìm hiểu, khoản chi phí này không hề thấp. Yến, nhân viên trang điểm, tiết lộ: “Hình của chị được chỉnh sửa kỹ rồi tung lên trang web để đàn ông nước ngoài chọn lựa. Họ thích cô nào sẽ liên hệ với tụi em để tụi em làm cầu nối cho chị tìm hiểu. Công ty tụi em có lớp dạy ngoại ngữ cấp tốc để khách hàng hiểu nhau. Nếu thành đôi, tụi em sẽ đứng ra làm thủ tục cưới xin luôn”.
Đa số phụ nữ VN tới đây đều không biết ngoại ngữ. Email, chat qua lại giữa khách nước ngoài và cô gái VN đều thông qua phiên dịch. Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên viết và trả lời email thay cho khách. Một nhân viên cho biết: “Cưới xong, sướng hay khổ chị phải tự chịu trách nhiệm, tụi em chỉ dừng lại ở việc làm cầu nối hôn nhân”.
Giang hồ Chợ Mới (tiếng Anh: New Market's gypsies) là nhan đề loạt Chương trình chiếu mạng phim ca nhạc hài khai thác đề tài dân giang hồ, xã hội đen của đạo diễn Tô Gia Tuấn, phát hành từ 2017 tới nay.
Chương trình chiếu mạng Giang hồ Chợ Mới dài 02:22:44 được A Tô Film Group bấm máy năm 2017 và phát hành bán chính thức trên YouTube tích hợp Facebook Nam Việt - Comedy lúc 17:00 ngày 15 tháng 12 năm 2017[1]. Ban đầu đề án này chỉ có ý nghĩa giới thiệu công ty thương mại hóa giải trí do ông Tô Gia Tuấn (nghệ danh Mr. Tô) nắm vị trí giám đốc kiêm đạo diễn chính các sản phẩm. Tuy nhiên, thành công vượt sức tưởng tượng cộng hưởng việc A Tô Film Group nhận nút bạc quá sớm khiến nhà sản xuất quyết định dưỡng sức một thời gian ngắn trước khi tung ra loạt phim tiền truyện và tiếp diễn kể từ năm 2018.
Ở loạt phim mà được dự định hình thành "vũ trụ điện ảnh" Giang hồ Chợ Mới, nhà sản xuất tập trung khai thác số phận các nhân vật anh chị lớn trong xã đoàn Chợ Mới trước thời điểm bộ ba Cà Tưng xuất hiện. Đến phần cuối là sự tiếp diễn số phận các nhân vật xã đoàn sau cái chết của những anh hào Chị Đại, Ông Sói, anh Vi Cá, anh Bảy Gà, má Hoàng Hí Hửng. Loạt phim này cũng đánh dấu sự xuất hiện trào lưu thực hiện phim "giang hồ mạng" trên hệ thống YouTube Việt ngữ khiến công luận Việt Nam nảy ra nhiều quan điểm trái chiều, thậm chí gần như là phong trào xã hội đầu tiên trở thành chủ đề nóng tại quốc hội Việt Nam sau thời kì Đổi Mới.
Đây cũng là đề án điện ảnh độc lập tại Việt Nam tập hợp dàn diễn viên đông đảo nhất cho tới thời điểm 2022, mà trong đó, quá nửa là tài tử đã thành nghề hoặc ít nhiều có tiếng tăm từ lâu trong giới. Hơn nữa, loạt phim dường như là sự cố gắng thừa kế dòng phim hắc đạo phỏng theo mạn họa từng rất ăn khách tại Hồng Kông thập niên 1990.
Bộ ba Cà Tưng gồm những tên lưu manh, mồ côi A Chề (Thanh Tân), Lắc Kiu (Xuân Nghị) và Sơn Keo (Duy Phước[2]) vì hâm mộ anh Vi Cá (Quách Ngọc Tuyên) nên tìm cách xin gia nhập băng Chợ Cá, dần dà được kiến diện những nhân vật tai to mặt lớn trong xã đoàn. Bấy giờ Chợ Mới đã hình thành 8 chợ nhỏ, mỗi chợ dưới tay một dân anh chị, nhưng đều tuân phục Ông Sói (Hữu Tín) gồm:
Vì muốn giúp anh Vi Cá hả giận, bộ ba Cà Tưng chọc giận anh Bảy Gà khiến anh Vi Cá bị kéo vào cuộc. Mâu thuẫn vốn âm ỉ từ lâu giữa hai đại ca được dịp bùng nổ. Anh Vi Cá vì bản tính hào hiệp nên dù chỉ mới nhận bộ ba Cà Tưng làm đệ tử 3 ngày nhưng vẫn ngầm giúp họ chạy trốn. Mặc dù theo luật xã đoàn, anh Vi Cá phải nộp bộ ba cho băng Chợ Gà xử tội
Trong một lần làm hỏng nhiệm vụ giao dịch do ông Sói giao mà bị trách phạt (do bị Vi Cá gài bẫy), Bảy Gà ôm hận và muốn giết chết ông Sói nhằm chiếm ngôi vị lãnh đạo và đổ tội cho Vi Cá nhằm mục đích vừa loại bỏ cái gai trong mắt. Bảy Gà nhờ đàn em đắc lực là Mèo Mun lấy lòng và giả vờ thả Vi Cá ra nhưng thực tế là muốn vu khống cho Vi Cá tội bỏ trốn để có cớ hợp lý loại bỏ Vi Cá.
Bộ ba Cà Tưng lẩn trốn ở Nha Trang, trong một lần giải cứu Lão Nhị khỏi bị giang hồ truy sát mà bộ ba Cà Tưng được vợ chồng ông trùm xứ biển nhận làm con nuôi. Sau khi trải qua những thử thách được Lão Nhị tin tưởng cho danh xưng mới Tam Thái Tử Nước Mắm. Trong một lần biết được tin anh Vi Cá đã bị Bảy Gà hại chết, bộ ba xin cha mẹ nuôi cho quay về phục hận cho anh Vi Cá và vạch mặt Bảy Gà. Tam Thái Tử phối hợp cùng Louis - con ruột của ông Sói ở nước ngoài giả làm ma hù dọa Bảy Gà, mặt khác phục hồi lại đoạn video của Camera quan sát bị xóa và tìm được Mèo Mun bị Bảy Gà diệt khẩu nhưng may mắn còn sống. Tại sinh nhật của Bảy Gà, trước tất cả nhân chứng và vật chứng, Bảy Gà nhận tội. Louis bắn chết Bảy Gà để trả thù cho cha.
Xã đoàn đại loạn, các con Chị Đại và Ông Sói đều bất tài vô dụng, Ông Nội đành hạ lệnh cho anh em Cà Tưng sang Bangkok tìm bà Cáo về kế vị. Tam Thái Tử Nước Mắm lại khăn gói qua Thái Lan, nhưng tới nơi thì biết tin bà Cáo đã mất. Họ tình cờ gặp Huy Bắc và được dàn xếp cuộc gặp mụ Quỳnh (Ngân Quỳnh) hành nghề bán trái cây và có sắc diện giống hệt bà Cáo. Bộ ba hứa thanh toán hết nợ nần xã hội đen cho mụ Quỳnh, nhưng bắt mụ phải đóng giả bà Cáo để về Sì phố lập lại trật tự xã đoàn, đồng hành có Louis và Huy Bắc. Thế nhưng các thế lực hắc ám Chợ Mới và Chợ Cũ không để họ yên thân.
Cửu Phong tìm cách hại Tam Thái Tử để phục hận vết cứa trên "gương mặt điển trai", mưu đồ thao túng cả Chợ Cũ Chợ Mới. Trong khi đó, lão Nhị dần lộ thân phận là em ruột chị Đại, mưu toan cài tay trong Zombie vào xã đoàn và lợi dụng bọn Tam Thái Tử Nước Mắm để chiếm ngôi thủ lĩnh Chợ Mới. Tuy vậy, nhược điểm chết người của y là sợ vợ và cũng không dám để vợ biết mình là dân giang hồ thứ thiệt.
Ở phim ca nhạc đầu tiên của đạo diễn A Tô nói về đề tài Xã hội đen, dàn anh đại, chị đại lúc bấy giờ vẫn còn khá non trẻ. Trong dự án này, các đại ca, đại tỉ lần đầu tiên được giới thiệu đến khán giả: Bảy Gà (Hứa Minh Đạt) vẫn còn là một tay giang hồ "chíp hôi", liên minh An Cư Nghĩa Đoàn vẫn chưa rộng lớn, lúc này Thập Tam Muội (Thu Trang) có vẻ như vẫn chưa về quản lí khu kĩ viện, mà đang là người đừng đầu khối liên minh mới hình thành ở Chợ Mới.
Ông Nội là dân ô môi đi bụi từ nhỏ. Thị trải bao phen vào sinh ra tử cùng chị Đại nên được giang hồ kính nể, sẵn sàng ra tay ứng cứu thị bất kể lúc nào, mặc dù hình thể nhỏ nhắn hơn nhiều đàn anh xã đoàn. Trong các tranh chấp của người xã đoàn, Ông Nội là nhân vật duy nhất có tư cách đứng ra giải quyết. Nhưng tính khí thị dễ mủi lòng nên thường bị kẻ xấu lợi dụng. Hơn nữa, mặc dầu được nể trọng nhưng Ông Nội không đủ bản lĩnh gánh trọng trách gì, cho nên với xã đoàn luôn bị giễu là "tướng không quân".
Chị Đại (Hồng Vân) bị ung thư giai đoạn cuối, muốn tìm một kẻ xứng đáng thay mình làm trùm Chợ Mới. Trong khi đại ca các chợ nhỏ ngấm ngầm hạ bệ nhau để tiếm vị, thì Chị Đại lại có ý nhượng quyền cho Ông Nội (Việt Hương). Nhưng ý định này có nguy cơ đổ bể vì một kẻ phá bĩnh là Lão Nhị (Lê Quốc Nam). Y ra sức mua chuộc các đại ca chợ lớn chợ bé, đồng thời sai người truy sát Ông Nội tới cùng, lại giết hết những kẻ thân tín Ông Nội. Nhưng đến phút cuối, một đàn em Chị Đại là Ông Sói đã cứu Ông Nội và cùng lập kế hoạch vãn hồi danh dự cho Ông Nội, qua đó vạch trần những thế lực mưu toan chiếm Chợ Mới bằng bàn tay bẩn.
Rốt cuộc, Ông Sói chính thức giã từ đời ẩn dật để ra lãnh đạo xã đoàn Chợ Mới, còn Ông Nội làm trợ thủ đắc lực cho Ông Sói dù trong tay không nắm cơ sở kinh doanh nào.
Năm 2018, Đạo diễn Tô Gia Tuấn trong một lần chia sẻ trên kênh A TÔ MAKING FILM để khán giả hiểu rõ hơn về tính logic phim cũng như dòng thời gian của các nhân vật trong Xã đoàn Chợ Mới đã giải đáp rằng các phim thuộc ngoại truyện dưới đây đều là hư cấu, không liên quan tới thời gian và mạch truyện chính của loạt phim Giang hồ Chợ Mới[5]
Chị Mười Ba vốn là kẻ có bề ngoài lì lợm song lại dễ động lòng, vì thế, một kẻ thù cũ là Bi Long (Khương Ngọc) bèn cài đàn em vào khu Lầu Xanh để hại. Nhưng trong lúc ấy, Chị Mười Ba phải giải quyết ân tình với Đường Băng đại huynh (Tiến Luật) và Kẽm Gai (Anh Tú), những kẻ tuy chẳng ơn nghĩa gì nhưng đều mến mộ thị. Kết phim, Bi Long thất thế trong cuộc tỉ thí với Chị Mười Ba và xã đoàn Chợ Mới, nội gián Nữ (Diệu Nhi) bị đả thương, nhưng Bi Long kịp ra tay bắn trọng thương Kẽm Gai. Phần hậu truyện được xây dựng thành bản điện ảnh Chị Mười Ba - Phần kết Thập Tam Muội[6].
Ở phần 1 phiên bản màn ảnh đại vĩ tuyến, cái kết bản chính được giảm nhẹ. Nhân vật Kẽm Gai chỉ giả chết, Bi Long và Hồng Phất Nữ là mật cảnh. Bi Long về dưới trướng Hắc Hổ - trùm An Cư Nghĩa Đoàn (một tổ chức buôn ma túy và võ khí giả danh cơ sở thương mại cổ phần bán lẻ điện thoại). Theo lệnh Hắc Hổ, Bi Long phải giết Đường Băng để thanh toán nợ cũ, nhưng ngầm báo có xuồng công an cứu khi té xuống nước. Chị Mười Ba tưởng Đường Băng chết thật, vội lần theo manh mối mà khám phá ra kẻ đích thực đứng sau chuỗi nguy hiểm khủng khiếp này.
Vì lí do kiểm duyệt và thương mại, phần 2 bản điện ảnh trở đi được phát triển độc lập với bản chính đã chiếu trên mạng.
Thôn nữ Thập Tứ chân chất vì có mẹ vướng nợ nần cờ bạc để đến nỗi đầu gấu truy sát, mẹ con phải dắt díu nhau lên Sài Gòn kiếm ăn. Vì sa cơ lỡ vận và bị lừa tình, Thập Tứ bước chân vào giang hồ nhờ sự dìu dắt của hai kẻ biến thái là Lâm Lí Lắc (Lê Dương Bảo Lâm) và anh Bảy Gà. Nhưng Thập Tứ dần trở thành kẻ đối đầu Trương Phi (Nhật Cường) - một đại ca sòng bài Chợ Cũ - vì món nợ sát mẫu vô cùng nham hiểm.
Anh Vi Cá lừng lẫy giang hồ vì là mẫu đại ca đẹp ngoại hình và có tinh thần trượng nghĩa, nhưng lắm lúc cũng bốc đồng và ưa giở thói anh hùng rơm. Y xuất hiện lần đầu trong loạt phim Giải cứu tiểu thư do ca sĩ Hồ Việt Trung bỏ vốn sản xuất. Trong bản phim chính thức, anh Vi Cá bị anh Bảy Gà lừa giết rồi đổ vấy tội mưu sát ông Sói. Còn phần này, y là em rể anh Bảy, cả hai vốn chơi thân từ nhỏ và lớn lên cùng chia nhau hai địa bàn lớn nhất Chợ Mới.
Tuyến phim mở đầu với hôn lễ Cá Con (Quách Ngọc Tuyên) và Bàu Ngư (Khả Như). Cái chết bí ẩn của Bàu Ngư có bàn tay Quạ Đen (Kiều Minh Tuấn) đứng sau không chỉ khơi dần mâu thuẫn Cá Con và Bảy Gà mà cả Cá Con với Khô Mực (Thái Vũ). Ông trùm Chợ Cũ là Bố Già (Chí Tài) đã tặng y biệt danh mới là Vi Cá và từ đây đời y bước vào cuộc xung đột triền miên với anh Bảy, năm 2023 đã tạo ra phần 2 của Vi Cá Tiền Truyện.
Đội lân sư rồng lừng danh Chợ Cũ là An Nghĩa Đường[7] trong thực tế là một hắc bang, được điều hành bằng "luật rừng" dưới tay các ông trùm. Mặc dù tồn tại ở thế giới ngầm, có nhiều mâu thuẫn ân oán tưởng chừng chỉ có thể đắp đổi bằng đao kiếm máu me, nhưng đây đó vẫn còn tình người - tình chí hữu, tình lứa đôi. Các nhân vật Chợ Cũ đã hết thời phải đối phó với những mưu toan thâu tóm bằng bàn tay sắt của xã đoàn Chợ Mới trẻ hơn, hung bạo hơn.
Bộ phim được xây dựng dựa trên nhân vật chính A Chề - 1 đàn em đắc lực dưới tay Anh Vi Cá
Tài Có và Ông Nội từng là những anh em bụi đời thân thiết. Trong một lần chạy trốn khỏi đám giang hồ, Tài có và Ông nội đã nhảy xuống sông để thoát mạng, sau đó Tài có và Ông nội đã mất tung tích nhau. Mười năm sau, Ông nội và Tài có gặp lại nhau, Tài có thay đổi cả diện mạo lẫn tính cách, muốn mua lại xóm chùa của Ông nội nhưng Ông nội không đồng ý. Những xích mích của đôi bạn thân cũ dần xảy ra. Tài Có đang muốn hãm hại Ông Nội
Các tuyến phim được kiến tạo dựa trên sức ảnh hưởng của loạt phim Bố già và Người trong giang hồ rất quen thuộc với thế hệ 7-8X. Hơn nữa, loạt phim này cũng nhằm vào đối tượng khán giả đó - những người có thời gian dài tiếp xúc điện ảnh Hồng Kông, nhất là mảng Phim võ hiệp và Xã hội đen.
Tuy vậy, việc tiến hành sản xuất phim này lại được gợi ý trực tiếp từ loạt phim Người phán xử và Mê cung. Trước đó, dòng phim tội phạm và xã hội đen tại Việt Nam thường được chế tác rất dè dặt, không dám gợi cảm giác thô bạo vì vấn đề kiểm duyệt văn nghệ. Nhưng ở thời điểm phim bấm máy, chế độ kiểm duyệt khắt khe đã được lược bỏ. Những cảnh bạo lực và khiêu dâm được chấp nhận phô diễn nhưng không được phép quá lộ liễu, đồng thời, bộ phim cũng cân nhắc việc đưa nhân vật thiếu nhi vào một số phân đoạn để làm mềm mại hóa tuyến truyện[10].
Cũng như trường hợp Người phán xử, Giang hồ Chợ Mới cho phép nhân vật được thoại những câu tục tĩu và hiếu chiến, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải để khỏi bị tẩy chay khỏi YouTube. Nhưng một thời gian ngắn sau khi phim nhận được nút vàng YouTube, không gian Internet tại Việt Nam rộ lên trào lưu quay cảnh bạo lực hoặc làm trò lố (troll) ăn theo thành công của Giang hồ Chợ Mới. Nhiều nhóm du đãng thậm chí lập hẳn kênh video riêng để đóng cảnh xã hội đen thanh toán lẫn nhau, khiến báo giới và quốc hội đề xuất lập chế tài xử phạt nặng hơn[11].
Sự kiện trên khiến dàn tài tử trọng tâm Giang hồ Chợ Mới đắn đo việc đình chỉ vô thời hạn sự phát triển tiếp tuyến truyện phim[12]. Tỉ dụ: Diễn viên Quách Ngọc Tuyên quyết định tập trung vào loạt phim Thằng khờ, còn diễn viên Nam Thư thực hiện dòng phim ngắn ngôn tình... Tới năm 2020, sau 3 năm từ lần phát hành sơ khởi, ông Tô Gia Tuấn phát triển tiếp bản chính Giang hồ Chợ Mới, lấy bộ ba Cà Tưng[13] làm trọng tâm, đồng thời các cảnh bạo lực được tiết giảm cho đỡ căng thẳng hơn và không gây thêm trào lưu ăn theo cực đoan trên mạng[14], chỉ dồn câu truyện vào hội thoại để kích thích tố chất diễn viên.
Cũng tới thời điểm 2020, đây được xác nhận thuộc về số ít phim phát hành không gian Internet có dàn tài tử đông đảo nhất hoàn cầu, mà đa số lại là tài tử chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm diễn xuất từ lâu. Phim cũng góp phần lớn quảng bá tên tuổi các diễn viên Quách Ngọc Tuyên, Hứa Minh Đạt, Hoàng Mèo, Hữu Tín, Hồng Thanh trước thời điểm 2017 hầu như không nổi bật trên truyền thông.
Địa chỉ: Thanh Giang, Nhơn Phong,, Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định, Vietnam
Giờ mở cửa: Thứ Sáu:[5AM-9:30PM], Thứ Bảy:[4:30AM-9PM], Chủ Nhật:[5AM-9:30PM], Thứ Hai:[5AM-9:30PM], Thứ Ba:[5AM-9:30PM], Thứ Tư:[5AM-9:30PM], Thứ Năm:[5AM-9:30PM]
Bản đồ chỉ đường: 13.9298726,109.12151329999999 (tọa độ chính xác)
7,Chợ Thanh Giang,Thanh Giang, Nhơn Phong,,Nhơn Phong,An Nhơn,Bình Định, Vietnam,2,Chợ Thanh Giang, Thanh Giang, Nhơn Phong,, Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định, Vietnam,1,Thanh Giang, Nhơn Phong,, Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định, Vietnam,4,Binh Dinh Province, VietnamNhơn Phong, An Nhơn,Thanh Giang, Nhơn Phong,,Thanh Giang, Nhơn Phong,,Binh Dinh Province,,An Nhơn, Binh Dinh Province,VN
Đối với các định nghĩa khác, xem
Vị trí huyện Chợ Mới trên bản đồ Việt Nam
Chợ Mới là một huyện thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.
Huyện Chợ Mới nằm ở phía đông của tỉnh An Giang, có địa giới hành chính:
Huyện Chợ Mới được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao và rạch Cái Tàu Thượng, có 2 cù lao là cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng.
Chợ Mới có diện tích 355,71 km², dân số là 442.908 người (theo tổng điều tra dân số năm 2020 của huyện để báo cáo Thủ tướng), bao gồm:
Mật độ dân số: 866 người/km².[4]
Tổng diện tích đất tự nhiên: 36.928,9 ha, bao gồm:
Mùa lũ có khả năng tải nước 8000 m3/s với tốc độ 1 m/s. Mực nước thấp nhất có lưu lượng dao động 1000 m3/s đến 2000 m3/s xuất hiện vào tháng 4 và đầu tháng 5. Mùa thường có hệ thống sông ngòi chằng chịt dọc theo các kênh rạch cung cấp đủ lượng nước tưới tiêu cho cả huyện.
Khoáng sản: chủ yếu là bột sét và cát mịn do trầm tích trên sông tụ lại phân bố chủ yếu dọc theo các bờ sông.[4]
Về nguồn gốc của tên gọi Chợ Mới, tương truyền rằng ngày xưa có ngôi chợ cũ tên Phó Định Bài nằm ở bên kia bến đò Kiến An. Về sau, một ngôi chợ khá bề thế được xây dựng tại làng Long Điền thuộc khu vực huyện lỵ ngày nay và được người dân gọi là "Chợ Mới". Trước đó, vào năm 1897 tại làng Long Điền đã có hai ngôi chợ cũ tên là chợ Ông Chưởng và chợ Thủ Chiến Sai.
Ban đầu, địa danh Chợ Mới chỉ là tên một ngôi chợ tại làng Long Điền thuộc tỉnh Long Xuyên. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Chợ Mới do lấy theo tên gọi Chợ Mới vốn là nơi đặt quận lỵ.
Chợ Mới cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên và ngày nay là tỉnh An Giang.
Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Chợ Mới ngày nay vốn là một phần của huyện Đông Xuyên thuộc phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.
Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Vùng đất Chợ Mới lúc này thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên. Đồng thời, hạt Long Xuyên cũng lấy thêm địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh trước đó thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng trực thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên.
Ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Thanh tra Long Xuyên đổi thành hạt tham biện Long Xuyên, các thôn đổi thành làng. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Long Xuyên.
Năm 1897, ba tổng An Bình, Định Hòa và Phong Thạnh Thượng có các làng trực thuộc như sau:
Năm 1917, thực dân Pháp thành lập quận Chợ Mới thuộc tỉnh Long Xuyên, gồm 3 tổng với 20 làng: tổng Định Hoà có 8 làng, tổng An Bình có 6 làng, tổng Phong Thạnh Thượng có 6 làng. Quận lỵ Chợ Mới đặt bên bến đò Kiến An, sau dời về làng Long Điền, tức thị trấn Chợ Mới ngày nay. Lúc này, số làng đã giảm do thực dân Pháp tiến hành hợp nhất một số làng lại thành các làng mới với các tên gọi mới.
Ngày 1 tháng 1 năm 1920, hợp nhất ba làng Bình Đức Đông, Phú Xuân, Tân Phước thành lập làng mới lấy tên là làng Bình Phước Xuân.
Năm 1939, quận Chợ Mới có 3 tổng:
Ngày 7 tháng 11 năm 1939, ba làng Tấn Đức, Mỹ Hưng, Mỹ Chánh bị giải thể để thành lập hai làng mới là Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp.
Cũng sau này, quận Chợ Mới được nhận thêm các làng Hội An (trước đây thuộc tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc và làng Hòa Bình (trước đây thuộc tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Long Xuyên). Làng Hòa Bình được chính quyền thực dân Pháp thành lập do hợp nhất làng An Hòa và làng Bình Thạnh Tây trước đó. Đặc biệt, tên làng An Hòa đã được dùng để chỉ phà (bắc) An Hòa nối liền hai bờ quận Châu Thành và quận Chợ Mới của tỉnh Long Xuyên lúc bấy giờ (ngày nay nối liền hai bờ thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Huyện Chợ Mới ban đầu vẫn thuộc tỉnh Long Xuyên. Ngày 6 tháng 3 năm 1948, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Ngày 27 tháng 6 năm 1951, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1954, huyện Chợ Mới lại trở về thuộc tỉnh Long Xuyên như cũ.
Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cắt tổng Phong Thạnh Thượng ra khỏi quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên để nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới thành lập, sau đó trở thành quận Thanh Bình của tỉnh Kiến Phong, ngày nay bao gồm huyện Thanh Bình và huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Long Xuyên hợp nhất với tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, quận lỵ đặt tại xã Long Điền, gồm 2 tổng với 12 xã như sau:
Địa giới này được duy trì cho đến năm 1975, kể cả khi An Giang tách thành hai tỉnh là An Giang và Châu Đốc vào ngày 8 tháng 9 năm 1964. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Năm 1970, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang gồm 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Quận lỵ vẫn đặt tại xã Long Điền.
Trong giai đoạn 1957-1965, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, giống như sự phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 12 năm 1965, chính quyền Cách mạng giao huyện Chợ Mới về cho tỉnh Kiến Phong quản lý.
Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến Phong và An Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc. Lúc này, huyện Chợ Mới lại thuộc tỉnh Sa Đéc.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Sa Đéc như trước đó cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 tháng 1976, huyện Chợ Mới trở lại thuộc tỉnh An Giang cho đến ngày nay. Huyện Chợ Mới lúc đó bao gồm thị trấn Chợ Mới và 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Trong đó, thị trấn Chợ Mới được thành lập do tách đất từ xã Long Điền.
Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[5] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:
Ngày 12 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8-HĐBT[6] về việc phân vạch địa giới phường, thị trấn và một số xã của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:
Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 119/2003/NĐ-CP.[7] Theo đó, thành lập thị trấn Mỹ Luông trên cơ sở 808 ha diện tích tự nhiên và 15.540 nhân khẩu của xã Mỹ Luông, đổi tên xã Mỹ Luông thành xã Mỹ An.
Ngày 9 tháng 2 năm 2018, UBND huyện Chợ Mới tổ chức lễ công bố quyết định xã Hội An đạt chuẩn đô thị loại V của UBND tỉnh An Giang.
Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1059/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Chợ Mới mở rộng (gồm thị trấn Chợ Mới và một phần các xã: Long Điền A, Long Điền B, Kiến Thành và Kiến An) là đô thị loại IV.[8]
Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023).[9] Theo đó, thành lập thị trấn Hội An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hội An.
Từ đó, huyện Chợ Mới có 3 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
Huyện Chợ Mới có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Chợ Mới (huyện lỵ), Hội An, Mỹ Luông và 15 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa An, Hòa Bình, Kiến An, Kiến Thành, Long Điền A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ được chia thành 142 ấp.
Huyện Chợ Mới có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Long Điền A, Long Điền B (2015), Kiến Thành (2016), Mỹ Hiệp, Hòa An (2017), Long Kiến, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân (2018), Kiến An (2019), An Thạnh Trung (2021), Long Giang (2022).
Trên địa bàn huyện có 97 trường học ở các cấp, trong đó có 7 trường THPT:
Chợ Mới là nơi có nhiều tôn giáo chung sống: Phật giáo, Hòa Hảo, Thiên chúa, Cao Đài, Tin Lành,...
Chùa Phước Thành, Bình Phước Xuân
Trường thpt Châu Văn Liêm, Mỹ Luông
Trường thpt Huỳnh Thị Hưởng, Hội An
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Hành trình khám phá du lịch Chợ quê Đồng Tháp - Cồn Én 1 ngày du khách tham quan và cảm nhận được gì qua chuyến đi thật ý nghĩa, mời du khách cùng chúng tôi thực hiện hành trình về vùng đất biên thùy An Giang và Đồng Tháp
NÉT ĐẸP PHIÊN CHỢ QUÊ ĐỒNG THÁP
Điểm nổi bật du lịch chợ quê Đồng Tháp - KDL Cồn Én : Checkin 1001 kiểu ảnh & Trải nghiệm độc lạ có 1 - 0 - 2 KDL Cồn Én - Maldives Miền Tây Nhiều tác phẩm gỗ lũa kĩ lục: bức tranh làng quê dài 24,5 m bằng lõi gỗ 1 thân. Đài quan sát 26 m ngắm toàn Cồn Én Bảo tàng xe máy biển số đẹp độc lạ, vườn Bonsai dừa 4-5 ngọn, mai chiếu thủy trăm tuổi. Trải nghiệm trò chơi dân gian, tắm cồn bãi cát vàng cực đẹp cạnh sông Tiền Trải nghiệm Phiên Chợ Quê – Đi thuyền khám phá và thưởng thức các các món ăn dân gian miền quê.
Khám phá ẩm thực phiên chợ quê Đồng Tháp
Trải nghiệm và khám phá tuyệt tác có 1-0-2 được mệnh danh Maldives Miền Tây tại Cồn Én
***** Lịch trình tham quan Tour du lịch Chợ Quê Đồng Tháp - Cồn Én An Giang 1 ngày
Buổi sáng 05h30: Xe và Hướng Dẫn Viên Du lịch Chợ Quê Đồng Tháp - Cồn Én 1 ngày cùng Du Lịch Khám Phá Mới đón Quý khách tại 166 Ngô Quyền f5, Quận 10, Khởi hành đi Tour Cồn Én – Chợ Quê Cù Lao Tân Thuận Đông - Đồng Tháp. (Đoàn dùng điểm tâm BraekFast Box).
08h30 – 10h30Am: Quý khách đến Cao Lãnh - Thanh Bình vào tham quan KDL sinh thái Cồn Én - An Giang: - Checkin hệ thống tượng gỗ, tranh gỗ lũa quy mô lớn và hơn 10 nhà trên cây hoàn toàn bằng gỗ lũa thiên nhiên. - Bức tranh gỗ lũa tác phẩm phong cảnh Làng Quê Việt Nam dài 24,5 m nặng hơn 20 tấn - Khu tàu gỗ 3 tầng, đài quan sát 26m ngắm nhìn toàn cảnh Khu vực Cồn Én. - khu bonsai nghệ thuật các loại cây độc lạ … - Khu trò chơi dưới nước cầu lắc, vượt chướn ngại vật, cầu trượt, zipline, trò chơi dân gian, Khu trò chơi trẻ em. - Du khách có thể tham gia tắm cồn vui nhộn, bãi cát vàng duy nhất ở Miền Tây nằm cạnh sông Tiền.
Khu du lịch sinh thái Cồn Én - An Giang nằm bên sông Tiền
Tắm cồn và tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian tại Cồn Én
Bức tranh gỗ lũa kĩ lục tại khu du lịch Cồn Én
Bảo tàng xe số đẹp tại Khu du lịch Cồn Én
Buổi trưa 12h30: Quý khách thưởng thức đặc sản món ăn miệt vườn đậm nét Nam bộ Miền tây
Buổi chiều 13h45 – 16h30: Đi tàu Du lịch qua thăm quan Phiên Chợ Quê – du lịch Chợ Quê Đồng Tháp - Khám phá và thưởng thức các các món ăn dân gian miền quê Cù Lao Tân Thuận Đông.
Đi tàu trên sông khám phá và thưởng thức ẩm thực phiên chợ Quê Đồng Tháp
16h45: Đoàn khởi hành theo cung đường cao tốc Mỹ Thuận – Sài Gòn trở về TP. Hồ Chí Minh.
Buổi tối 19h00: Quý Đoàn về đến điểm hẹn TP. Hồ Chí Minh, Kết thúc Chương trình tham quan, Hướng Dẫn Viên thay mặt Cty Du Lịch Khám Phá Mới gởi lời cảm ơn, Chào tạm biệt và Hẹn gặp lại những hành trình tiếp theo !
Giá tour khuyến mãi: 890.000 đồng/khách
( Áp dụng cho đoàn 8 khách trở lên )
Giá tour du lịch chợ quê Đồng Tháp - Cồn Én 1 ngày :
Xe du lịch đời mới 16 chổ, đưa đón tham quan. Phí Tham Quan: Vé vào cổng Khu du lịch Cồn Én, Tàu thăm quan Phiên Chợ Quê. Ăn uống: Điểm tâm (BreakFast Box) + Bữa trưa với thực đơn đặc sản đính kèm. Quà Tặng: Nón Lưỡi trai + Khăn lạnh + Nước suối Lavie 500ml. (1 khăn + 2 chai 500ml/ngày). Bảo Hiểm: Bảo hiểm Du lịch với mức 20.000.000 VND/người/ngày. (Cty CPBHQT AAA).
ĐỐI VỚI TRẺ EM: Trẻ em (từ 10 tuổi trở lên) 100% tiền tour (chế độ như người lớn) Trẻ em (từ 4 đến dưới 10 tuổi: 75% tiền tour (dịch vụ như người lớn) Trẻ em dưới 4 tuổi: miễn phí tour. (Quý khách đăng ký chỗ ngồi cho trẻ “150.000 đồng / ghế” trên xe, tự lo chi phí tham quan, ăn uống dành cho trẻ, nếu có). Hai người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em dưới 4 tuổi: Trẻ em thứ hai phải mua ½ vé người lớn.
Không bao gồm trong tour du lịch chợ quê Đồng Tháp - Cồn Én 1 ngày THUẾ GTGT: Du Lịch Khám Phá Mới chịu trách nhiệm xuất hóa đơn với mức phí GTGT là (10%). Các dịch vụ không có note trong chương trình, trong các bữa ăn và khách sạn như; Nước ngọt, Rượu - Bia hoặc đồ uống khác, điện thoại, giặt ủi, các loại bánh – kẹo – Mì tôm và nước trong mini bar, mua hải sản, đặc sản + ăn uống của Trẻ em đi cùng Bố Mẹ và chi phí mua sắm cá nhân khác. Tips cho HDV, Lái xe …(tự nguyện)
Lưu ý: Thông tin cần biết khi tham gia chương trình du lịch chợ quê Đồng Tháp - Khu du lịch Cồn Én 1 ngày : Quý khách mang theo hành lý gọn nhẹ và tư trang tự bảo quản trong quá trình tham quan. Quý khách cần mang theo Quần Áo thỏa thích, Đồ bơi Bikini,... Giày đi bộ, Máy chụp hình, Kính mát, Kem bôi chống muỗi, côn trùng, chóng nắng và các loại đồ dùng cá nhân, thuốc men theo chỉ định Bác sĩ,... Trước khi đăng ký tour xin Quý khách vui lòng đọc kỹ chương trình tour, điều khoản, giá tour bao gồm cũng như không bao gồm trong chương trình. Trong trường hợp Quý khách không trực tiếp đến đăng ký tour mà do người khác đến đăng ký thì Quý khách vui lòng tìm hiểu kỹ chương trình từ người đăng ký cho mình. Quý khách từ 70 tuổi trở lên vui lòng đóng thêm phí bảo hiểm cao cấp (phí thay đổi tùy theo tour). Quý khách có yêu cầu ở phòng đơn, vui lòng thanh toán thêm tiền phụ thu. Hai người lớn được kèm 1 trẻ em ngủ chung giường. Công ty được miễn trừ trách nhiệm trong quá trình thực hiện tour nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, đình công, bạo động, chiến tranh hoặc do xe lửa, tàu thủy, xe điện bị trì hoãn hay bị hủy do thời tiết hoặc do kỹ thuật… dẫn đến tour không thể thực hiện tiếp được, công ty sẽ hoàn trả lại tiền tour cho Quý khách sau khi đã trừ lại các chi phí dịch vụ đã thực hiện như phí như dịch vụ ăn ở… và không chịu trách nhiệm bồi thường thêm bất kỳ chi phí nào khác./
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT CHUYẾN THAM QUAN THẬT THÚ VỊ & VUI VẺ !
Khóa học Hóa học lớp 9 của cô Nguyễn Hương Giang cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích về Hóa học vô cơ và khái quát Hóa học hữu cơ.
Nội dung kiến thức khóa học bao gồm 5 chương và 38 bài, bám sát sách giáo khoa hóa học lớp 9.
Khóa học của cô Giang gồm 5 chương bám sát cấu trúc chương trình học, các kiến thức trừu tượng, khó hình dung nhất sẽ được đơn giản hóa, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Đặc biệt các phương pháp giải hay cho từng dạng bài cũng sẽ được đề cập giúp học sinh củng cố kiến thức căn bản, cải thiện tình hình học tập và yêu thích môn hóa hơn.
Hệ thống bài tập được biên soạn đặc biệt bởi chính cô Giang sẽ giúp các em học sinh vượt qua các dạng đề một cách dễ dàng nhất.
Khóa học Hóa học lớp 9 phù hợp với các bạn học sinh có nhu cầu nắm vững và hiểu cặn kẽ kiến thức môn hóa học lớp 9
Khóa học là tiền đề giúp các bạn nắm vững kiến thức để chinh phục các cấp độ kiến thức hóa học cao hơn.
Học sinh học kỹ từng bài giảng của cô để nắm chắc kiến thức lý thuyết .
Các phần kiến thức chưa hiểu thì học sinh cần học kỹ lại, đồng thời có thể hỏi đáp kiến thức thông qua mục hỏi đáp
Học sinh hoàn thành các bài tập tự luyện phía dưới mỗi bài giảng.
Kết quả đạt được sau khi hoàn thành khóa học
Học sinh sẽ hệ thống được toàn bộ kiến thức hóa học lớp 9
Hiểu bản chất và tính chất của các loại hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim và khái quát hiđrocacbon
Học sinh nắm được cách giải của các dạng bài hóa học thường gặp nhất
Học sinh được làm quen với các bài tập trắc nhiệm và tự luận.
Với bài tập tự luận, học sinh được trực tiếp các thầy cô của hocthukhoa chấm điểm và nhận xét để cải thiện kết quả học tập.
Melde dich an, um fortzufahren.