Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khủng hoảng thời Philippe Troussier và đợt suy thoái lần thứ hai (2023–nay)
Ngày 27 tháng 2 năm 2023, Philippe Troussier - người từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000 - chính thức được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Việt Nam với tham vọng giành vé dự World Cup 2026. Hợp đồng giữa nhà cầm quân người Pháp với VFF có thời hạn gần ba năm rưỡi, từ ngày 1 tháng 3 năm 2023 tới 1 tháng 7 năm 2026.[41] Lực lượng của đội tuyển dưới thời Troussier có sự chuyển giao mạnh mẽ với những cầu thủ trẻ thuộc lứa U-23 vừa cùng ông giành huy chương đồng SEA Games 2023. Đội khởi đầu quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026 và Asian Cup 2023 bằng sáu trận giao hữu với các đối thủ có trình độ tăng dần trong vòng bốn tháng và kết thúc với 3 thắng và 3 thua, trong đó có trận thua chủ nhà Hàn Quốc 0–6 ở trận giao hữu cuối cùng (cân bằng kỷ lục trận thua đậm nhất của đội tuyển).[42]
Ở vòng loại World Cup 2026, Việt Nam được xếp vào bảng F cùng với Iraq, Philippines và Indonesia. Đội khởi đầu chiến dịch vòng loại bằng chiến thắng nhọc nhằn 2–0 trước Philippines trên sân khách, sau đó để thua Iraq 0–1 trên sân nhà trong một thế trận hoàn toàn lép vế khi không tạo ra tình huống nguy hiểm và không có cú sút nào, trước khi nhận bàn thua ngay phút bù giờ cuối cùng.[43] Kết quả này khiến đội tuyển đối mặt với nhiều áp lực, đặc biệt lối chơi kiểm soát mà huấn luyện viên người Pháp áp dụng không nhận được nhiều niềm tin về khả năng thành công.
Việt Nam tham dự Asian Cup 2023 trong bối cảnh sứt mẻ lực lượng với chín trụ cột dính chấn thương trước thềm giải đấu, do vậy nòng cốt của đội phần lớn là những cầu thủ trẻ còn ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Rơi vào bảng đấu có Nhật Bản, Iraq và Indonesia, đội chơi không tệ trong trận mở màn thua Nhật Bản 2–4 khi có thời điểm dẫn trước 2–1. Tuy nhiên, họ lại thất bại 0–1 trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Indonesia và sớm bị loại ngay từ vòng bảng, đánh dấu lần đầu tiên để thua đối thủ cùng khu vực sau hơn 7 năm bất bại. Ở trận cuối cùng gặp Iraq, Việt Nam chơi khởi sắc khi dẫn trước đối thủ 1–0 sau hiệp một, nhưng đội sớm rơi vào thế thiếu người do Khuất Văn Khang bị thẻ đỏ ngay trước giờ nghỉ, nên để mất thế trận trong hiệp hai và thua ngược 2–3, qua đó chia tay giải đấu với ba trận toàn thua. Sau giải đấu này, đội lần đầu tiên bị đánh bật khỏi top 100 bảng xếp hạng FIFA kể từ năm 2018.
Sau thất bại nặng nề của đội tuyển Việt Nam ở Asian Cup cùng với lối chơi thiếu thuyết phục trước đó của đội ở vòng loại World Cup, làn sóng chỉ trích tăng lên đáng kể với ông Troussier và đã có khá nhiều nghi vấn được đặt ra về năng lực cầm quân của ông, cũng như có nhiều luồng ý kiến cho rằng nên sa thải vị huấn luyện viên này. Tuy nhiên, Troussier vẫn được VFF tín nhiệm để dẫn dắt đội tuyển trong giai đoạn tiếp theo của vòng loại thứ hai World Cup 2026, với hai trận đấu quan trọng mà Việt Nam sẽ tái ngộ Indonesia.[44][45] Bất chấp sự tin tưởng đó, đội tuyển của Troussier đã thất bại toàn diện trong cả hai lượt trận trước Tim Garuda, với các trận thua 0–1 ở lượt đi và 0–3 ở lượt về ngay trên sân Mỹ Đình - đánh dấu lần đầu tiên đội để thua Indonesia ngay trên sân nhà sau 20 năm. Hai trận thua liên tiếp này khiến Việt Nam gần như sớm dừng chân ở vòng loại World Cup, dù trên lý thuyết họ vẫn còn hai lượt trận nữa.[46]
Trước sức ép ngày càng lớn từ giới truyền thông và người hâm mộ (thậm chí trong trận lượt về với Indonesia ở Mỹ Đình, các cổ động viên đã giăng biểu ngữ để kêu gọi huấn luyện viên Troussier phải từ chức sớm[47]), VFF đã quyết định chấm dứt hợp đồng với Philippe Troussier chỉ hai giờ sau trận thua Indonesia 0–3.[48] Với chỉ bốn chiến thắng qua 14 trận, Troussier là huấn luyện viên có tỷ lệ thắng thấp nhất trong các huấn luyện viên ngoại từng dẫn dắt tuyển Việt Nam (28,57%). Những thất bại liên tiếp trong khoảng thời gian này khiến Việt Nam trở thành đội tuyển sa sút nhất trên bảng xếp hạng FIFA, khi tụt 20 bậc từ vị trí 95 xuống 115.[49][50]
Ngày 3 tháng 5 năm 2024, chỉ hơn một tháng sau khi chia tay Philippe Troussier, huấn luyện viện người Hàn Quốc Kim Sang-sik đã được chọn làm tân thuyền trưởng của đội tuyển quốc gia với bản hợp đồng hai năm đến tháng 3 năm 2026.[51][52] Trong trận ra mắt của mình, ông Kim giúp Việt Nam lội ngược dòng thắng Philippines 3–2 trên sân nhà để nhen nhóm hi vọng đi tiếp mong manh ở vòng loại World Cup, khi đội chỉ còn kém Indonesia 1 điểm. Tuy nhiên, với việc Indonesia đánh bại Philippines 2–0 trong trận đấu diễn ra sớm hơn, Việt Nam đã sớm phải dừng bước ngay trước lượt trận cuối gặp chủ nhà Iraq, nơi họ để thua 1–3. Quãng thời gian sau đó, tuyển Việt Nam tiếp tục nối dài chuỗi trận đáng thất vọng bằng hai trận thua Nga và Thái Lan tại giải giao hữu LPBank Cup và trận hòa 1–1 với Ấn Độ, qua đó ngày càng lún sâu trên bảng xếp hạng FIFA.
Thành tích đối đầu với các quốc gia
Đối đầu tốt hơn Đối đầu cân bằng Đối đầu kém hơn
Các danh hiệu được liệt kê dưới đây chỉ tính riêng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển không giới hạn tuổi, không bao gồm thành tích của Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa và các đội tuyển trẻ của Việt Nam (U-22, U-23, Olympic)
Kể từ năm 2007, AFF Cup không tổ chức trận tranh hạng ba. Hai đội thua ở bán kết được coi là đồng giải ba.
Từ năm 2001, môn bóng đá nam bị giới hạn dưới 23 tuổi.
Ở trận tứ kết, đội tuyển Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trước hàng chắn cao của Hà Nam (Trung Quốc). Các cô gái của đội tuyển Việt Nam đã không chơi tốt ở những điểm số đầu tiên. Sau đó, các học trò của huấn luyện viên (HLV) Nguyễn Tuấn Kiệt xốc lại tinh thần, có những pha tấn công đa dạng ghi điểm liên tiếp ở mọi vị trí với sự tỏa sáng của Tú Linh, Như Quỳnh, Nguyễn Trinh, Lê Thanh Thúy để bắt kịp đối thủ, thậm chí có thời điểm đã vượt lên dẫn trước 2 điểm.
Diễn biến hấp dẫn được duy trì đến những điểm số cuối cùng, phải đến khi cây chuyền hai của Hà Nam cùng ngôi sao cao gần 2m - Duan Mengke mắc sai lầm, Việt Nam mới có thể kết thúc set đấu với tỷ số 26-24, vươn lên dẫn trước 1-0.
Ở set 2, đội tuyển Việt Nam tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trước sự xuất sắc của chủ công Cai Xiaoqing và Duan Mengke ở bên kia chiến tuyến. Đôi bên giằng co từng điểm số cho đến những phút cuối cùng của trận đấu, mặc cho việc thầy trò HLV Nguyễn Tuấn Kiệt có đôi chút lợi thế sau khi Cai Xiaoqing dính chấn thương và phải rời sân.
Những tình huống bắt bước 1 chưa tốt của Tú Linh mang về cơ hội giành set-point cho Hà Nam, nhưng với sự tỏa sáng của Bích Tuyền, Việt Nam đã có được những điểm số liên tiếp để giành chiến thắng 27-25 trong set 2, vươn lên dẫn 2-0 ở màn đối đầu này.
Bước sang set 3, đội tuyển Hà Nam bắt buộc phải vùng lên tấn công mạnh mẽ, đã có những tín hiệu tích cực dành cho đội bóng Trung Quốc khi họ sớm tạo ra cách biệt an toàn nhờ sự tỏa sáng của Duan Mengke. Cho đến gần cuối set đấu, Hà Nam vẫn có lợi thế dẫn 19-16.
Tưởng như trận đấu sẽ phải bước sang set 4 do Hà Nam chơi rất ổn định, song kịch bản không ai ngờ tới đã xuất hiện khi các cô gái của đội tuyển Việt Nam ghi một mạch 9 điểm liên tiếp để thắng 25-19, trong đó nhiều điểm thuộc về đội trưởng Bích Tuyền.
Chung cuộc, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đánh bại Hà Nam với tỷ số 3-0 (26-24, 27-25, 25-19) và sẽ gặp CLB Gimcheon Hi-Pass (Hàn Quốc) ở bán kết VTV Cup 2024.
Sau vòng tứ kết, đã xác định được 4 đội bóng góp mặt ở bán kết đó là Việt Nam, Kuanysh (Kazakhstan), Gimcheon Hi-Pass (Hàn Quốc) và Korabelka (Nga). Ngoài đội tuyển Việt Nam bị đánh giá thấp hơn nhưng đã làm nên bất ngờ, 3 cái tên còn lại góp mặt trong 4 đội mạnh nhất đều nằm trong tính toán của phần đông người hâm mộ.