Đâu chỉ sở hữu cảnh quan thơ mộng hay nền kinh tế ổn định thứ hai thế giới, Hà Lan còn luôn xuất hiện trong top đầu toàn cầu về chất lượng giáo dục. Với uy tín không ngừng được củng cố, các trường tại Hà Lan đã và đang trở thành điểm đến học tập, nghiên cứu chất lượng cho sinh viên quốc tế.
Đi du lịch Hà Lan bao nhiêu tiền?
Hà Lan là một trong những quốc gia đáng sống nhất tại Châu Âu, vì thế mà tại đây chính là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch nhiều nhất. Tuy nhiên một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là đi du lịch Hà Lan bao nhiêu tiền? Nào, hãy cùng VietAIR cùng giải đáp cho các bạn nhé!
Trước hết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về đất nước Hà Lan xinh đẹp nào.
Chi phí di chuyển là bao nhiêu?
Hãy cùng du lịch Hà Lan bao nhiêu tiền cùng thống kê những phương tiện cũng như mức chi phí, giá cả nhé. Từ đó các bạn sẽ chọn cho mình những phương tiện phù hợp và đừng quên chuẩn bị về tài chính để chi trả nhé.
Là một trong những phương tiện thuận tiện, tiết kiệm thời gian và an toàn nhất đó chính là di chuyển bằng đường hàng không. Đây cũng chính là phương tiện được nhiều du khách lựa chọn nhất
Bạn có thể xuất phát tại 2 sân bay lớn nhất ở nước ta đó là sân bay Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh) và sân bay Nội Bài (Hà Nội) nhé. Với hành trình đến với đất nước xinh đẹp Hà Lan, bạn sẽ có khá nhiều sự lựa chọn đấy.
Với các hãng hàng không khai thác như Jet Airways, Vietnam Airlines, Emirates, Korean Air,..và sẽ có những mức chi phí khác nhau nhé. Sẽ dao động từ 342 USD- 980 USD nhé. Đây là mức giá vé khứ hồi, bao gồm cả chiều đi và chiều về.
Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tiêu chí mà mỗi khách hàng sẽ chọn cho mình những lộ trình khác nhau. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí cũng như nhận được nhiều ưu đãi từ chúng tôi thì các bạn hãy nhanh tay đặt mua vé máy bay sang Hà Lan càng sớm càng tốt. Và nên mua vé trước ít nhất 1 đến 2 tháng nhé.
Và khi đã đến xứ sở của các loài hoa tulip rồi, bạn có thể lựa chọn cho mình những phương tiên như: phà, tàu lửa, ô tô, xe đạp,…để di chuyển giữa các địa điểm du lịch nhé. Lưu ý với các bạn rằng, chi phí phương tiện giao thông công cộng ttaij Hà Lan cực kì an toàn và rẻ nhé. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo giá cũng như mặc cả trước khi thuê các phương tiện này nhé.
Xem thêm: vé máy bay Mỹ về Việt Nam
Mua sắm tại các siêu thị ở Hà Lan
Một trong những nhu cầu không thể thiếu đó chính là hoạt động mua sắm tại các siêu thị để phục vụ nhu cầu. Hãy cùng du lịch Hà Lan bao nhiêu tiền liệt kê một vài món đồ nhé!
Bạn có thể vào bất cứ siêu thị nào tại Hà Lan để chọn mua những món đồ hay đồ ăn. Với mức chi phí cũng không quá đặt như bạn nghĩ đâu nhé, chẳng hạn với thực phẩm sữa dạng 1 lít chỉ có mức giá là 12USD thôi nhé, nước tinh khiết 1USD. Hay nhiều các loại hoa quả như táo, cam, nho chỉ dao động từ 21USD đến 39USD nhé.
Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn hãy lên một kế hoạch trước cũng như chuẩn bị mức tài chính để chi trả nhé. Chúng tôi cam đoan rằng, đây chính là một trong những hành trình vô cùng thú vị và hấp dẫn sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm xúc nhất đấy.
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Lan
Trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng
Tân sinh viên năm 2024 đang háo hức mong đợi điểm chuẩn xét tuyển sẽ được các trường đại học công bố từ ngày 17/8 tới. Song, một nỗi lo khác được đặt cạnh là học phí, chi phí học tập ngày càng đắt đỏ, nhất là tại những thành phố lớn như TPHCM.
Đặng Thủy (quê Nghi Lộc, Nghệ An) đang học năm 2 tại một trường đại học ở quận Gò Vấp, TPHCM. Ngay từ khi Thủy nhập học năm nhất, mẹ của em cũng phải tạm xa quê để vào TPHCM làm giúp việc, kiếm tiền nuôi con ăn học.
Thủy chia sẻ, hai mẹ con thuê một căn phòng trọ trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Lâm, phường 3, quận Bình Thạnh với chi phí 1,6 triệu đồng/tháng, đã bao gồm điện, nước, phí sinh hoạt.
"Phòng rộng khoảng 8m2, không cửa sổ, không có giường hay bất cứ đồ đạc nào. Dù ban ngày hay ban đêm thì đều nóng bức, khó thở. Hầu như em phải mở cửa ngủ cả ngày lẫn đêm. Dẫu vậy, em cũng phải cố gắng vì gia đình không có điều kiện", Thủy chia sẻ.
Căn phòng trọ vỏn vẹn 8m2 của Đặng Thủy (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Ngoài tiền trọ, Thủy sẽ tốn thêm khoảng 3 triệu đồng tiền ăn, các phát sinh khác 500.000 đồng... Như vậy, cô sẽ phải tiêu tốn khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng.
Là tân sinh viên năm học tới, Phan Duy (cựu học sinh Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Bình Phước) thu xếp lên TPHCM sớm để kiếm chỗ trọ rẻ, đồng thời tìm thêm việc làm để trang trải chi phí học tập.
Duy thuê căn trọ trên đường Trường Sa, quận Bình Thạnh với giá 1,5 triệu đồng/tháng, diện tích chưa tới 10m2. Các chi phí khác cũng nằm trong khoảng 4 triệu đồng.
Còn Ngọc Mai (sinh viên năm 2, ngành truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Gia Định) cho biết mình tiết kiệm lắm cũng tốn 3-4 triệu đồng/tháng.
Cô nàng quê Kiên Giang liệt kê số tiền mỗi tháng cần chi: Tiền ký túc xá 1,3 triệu đồng; tiền điện nước 300.000 đồng; chi phí phát sinh cho việc học 500.000 đồng; mua sắm quần áo, đồ dùng cá nhân 1,1 triệu đồng; đi chơi và ăn uống cùng bạn bè 400.000 đồng...
"Bố mẹ vẫn thường gửi đồ ăn ở dưới quê lên, em tự nấu nướng nên không phát sinh tiền ăn uống nhiều. Dù vậy, mỗi tháng em cũng tốn khoảng gần 4 triệu đồng cho chi phí sinh hoạt khác", Mai nói.
Nữ sinh tâm sự cô ở ký túc xá trong trường với 4 bạn khác nên tiết kiệm tiền trọ hơn, phòng ốc rộng rãi, sạch sẽ, không tốn chi phí đi lại song cũng khá bất tiện bởi ở đông nên phức tạp.
Không thuê trọ cũng tốn 3-5 triệu đồng/tháng
Dù ở với gia đình, song mỗi tháng Đăng Nguyễn (quận 12, TPHCM) cho biết vẫn phải xin mẹ khoảng 2-3 triệu đồng.
Các chi phí cần chi như: Xăng xe 650.000 đồng; chi phí cho học tập, các khóa học kỹ năng khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng; hoạt động trải nghiệm 300.000 đồng; đi ăn uống bên ngoài 700.000 đồng; mua sắm 100.000 đồng...
Một phụ huynh đi tìm phòng trọ cho con chuẩn bị đi học đại học (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Còn Mỹ Duyên (Quy Nhơn, Bình Định) cũng không tốn chi phí nhà trọ do sống cùng chị gái, nhưng vẫn phát sinh thêm khoản khác.
Cô nói rằng mình sẽ chi tiền ăn trưa khoảng 1,5 triệu đồng; xăng xe 500.000 đồng; chi phí mua giáo trình, in bài tập, bút vở 500.000 đồng; trang điểm, dưỡng da 1 triệu đồng; mua quần áo và các phát sinh khác 1 triệu đồng... Tổng chi phí cho 1 tháng khoảng 4,5 triệu đồng.
Mai Vy (sinh viên năm 3, Trường Đại học Luật TPHCM) dành khoảng 5 triệu mỗi tháng cho sinh hoạt cá nhân. Cô quê Biên Hòa, Đồng Nai cảm thấy may mắn khi ở cùng bà ngoại nên được "bao" tiền thuê nhà và tiền điện nước.
Các khoản phát sinh thêm gồm: Xăng xe 300.000 đồng; ăn uống 3 triệu đồng; liên hoan với bạn bè 500.000 đồng, cà phê và nước uống, ăn vặt 500.000 đồng; du lịch ngắn ngày (nếu có) 1 triệu đồng...
Mai Vy dành khoảng 5 triệu đồng cho cá nhân dù đã được gia đình "bao" tiền ở, điện nước (Ảnh: NVCC).
Mức chi phí khoảng 5 triệu đồng (chưa bao gồm học phí và các mua sắm lớn như máy tính, điện thoại, xe máy...) gần như là chi phí tối thiểu để có thể sinh sống, học tập tại trung tâm TPHCM.
Với các sinh viên học ở vùng ven thành phố, mức chi phí có thể thấp hơn một phần, song cũng là khoản tiền lớn với nhiều gia đình ở nông thôn.
Sinh viên "nhà giàu" tốn hàng chục triệu đồng
Với "con nhà giàu", chi phí học đại học sẽ có mức cao hơn, thậm chí lên đến hàng chục triệu mỗi tháng. Hồi đầu năm, một nữ sinh tên T. (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) gây xôn xao khi chia sẻ chi 25 triệu đồng mỗi tháng cho những "sinh hoạt cơ bản".
Do không có nhà ở TPHCM, nữ sinh cùng bạn thuê một căn chung cư 2 phòng ngủ giá 8,5 triệu đồng/tháng. Tính cả tiền điện nước, số tiền này chia đều thành 5 triệu đồng/người/tháng.
Các khoản chi phí cần thiết khác cho một tháng được cô liệt kê gồm: Chi phí ăn uống, cà phê, xăng xe 4,5 triệu đồng; tiền học phí đại học 5 triệu đồng, học thêm kỹ năng 2 triệu đồng; tập thể hình 4,5 triệu đồng; gội đầu dưỡng sinh 500.000 đồng...
Ngoài ra, do đặc thù công việc làm thêm liên quan tới hình ảnh nên nữ sinh này dành 2 triệu đồng cho chi phí quần áo, mỹ phẩm và 2 triệu đồng cho trang điểm đi sự kiện.
Mức chi tiêu 25 triệu đồng/tháng của sinh viên "nhà giàu".
Tổng chi phí mỗi tháng cho cuộc sống của T. khoảng 25 triệu đồng.
"Đây là mình đang tiết kiệm lắm vì công việc liên quan tới hình ảnh và mình cũng đang theo đuổi lối sống tối giản", nữ sinh này cho hay.
Nữ sinh bày tỏ do đặc thù công việc và yếu tố khác nữa nên chi phí này đối với sinh viên hơi nhỉnh hơn một chút nhưng với các bạn khác chỉ tốn khoảng 5-7 triệu đồng/tháng cũng đã thảnh thơi rồi.
Câu chuyện chi phí học tập, sinh hoạt là vấn đề nan giải với nhiều gia đình. Để tiết kiệm chi phí học tập, nhiều sinh viên chọn phương án đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ.
TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Gia Định, cho hay tùy vào điều kiện hoàn cảnh, địa lý, ngôi trường theo học, công việc làm thêm mà mỗi sinh viên sẽ có mức chi tiêu sinh hoạt khác nhau.
Song, để không bị áp lực kinh tế trong khoảng thời gian học đại học, TS Toàn khuyên mỗi gia đình cần chọn môi trường học tập phù hợp với điều kiện gia đình, không nên quá cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Ông cho hay, ngoài học phí hàng tháng, những khoản cần thiết khác như: Tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giải trí… Chưa kể, quá trình học tập đại học sẽ phát sinh thêm tiền giáo trình, tiền máy tính, tiền học thêm kỹ năng…
"Với những gia đình chưa có nhiều điều kiện nên lựa chọn trường có mức học phí vừa phải, địa điểm trung tâm để thuận tiện đi làm thêm. Tạo áp lực kinh phí sẽ phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, khó khăn cho cha mẹ", ông Toàn nói.
* Tên các sinh viên đã được thay đổi