- Hôm nay có các cô giáo của trường đến thăm lớp chúng mình đấy. Chúng mình cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào.
Toán tư duy Soroban với bàn tính
Phương pháp Toán tư duy Soroban là một phương pháp bắt nguồn từ bàn tính tên là Soroban có xuất xứ tại Trung Quốc. Bàn tính này rất phổ biến trong xã hội Nhật bản những năm 1600.
Phương pháp này sẽ dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh bằng cách sử dụng bàn tính Soroban. Đây chính là phương pháp dành cho các bậc phụ huynh muốn giúp con mình phát triển khả năng tư duy logic, tập trung và tính nhẩm nhanh chóng.
Có thể lí giải rằng khi trẻ được tiếp xúc với toán Soroban từ sớm, khoảng 4-6 tuổi, trẻ sẽ phát triển đại não cả hai bên bán cầu não trái và phải. Bởi vì khi trẻ đã quen với bàn tính Soroban thì khi đấy trẻ sẽ chuyển sang tính nhẩm bằng phương pháp ảo tính. Tức là trong não bộ của bé hiện lên hình ảnh bàn tính và sử dụng 2 tay để gảy các hạt tưởng tượng trong đầu. Mời bạn xem video dưới đây để hiểu về ảo tính với bàn tính Soroban:
Hiện nay, một trong những phương thức học toán Soroban đơn giản và hiệu quả nhất là thông qua ứng dụng KidsUP Soroban – Ứng dụng học Toán tư duy tại nhà dành cho trẻ từ 4 – 12 tuổi mà không cần kết nối mạng. Cha mẹ có thể đăng ký để cho con học thử Soroban qua nút xanh bên dưới ba mẹ nhé.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo: Toán tư duy Soroban là gì? Độ tuổi nào học toán Soroban là phù hợp
Phương pháp Finger Math là một phương pháp toán tư duy sử dụng hai bàn tay để thực hiện các phép toán cộng trừ từ 0 đến 99. Finger Math đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển trên toàn thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… và cho thấy nhiều kết quả tích cực khi áp dụng cho trẻ trong độ tuổi từ mẫu giáo đến tiểu học, đặc biệt với trẻ trong độ tuổi từ 4-6.
Toán tư duy Finger Math là phương pháp tính toán phối hợp giữa tay và 2 bán cầu não vô cùng nhịp nhàng. Ngoài ra, phương pháp toán tư duy này cũng đóng vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển tư duy, tập trung và ghi nhớ rất tốt.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo: Quy tắc sử dụng 2 bàn tay trong toán tư duy Finger Math (có ví dụ)
Gỡ bỏ những hiểu lầm về toán tư duy
Khi tìm hiểu Toán tư duy là gì, chắc hẳn không ít bạn có những hiểu lầm về Toán tư duy. Chẳng hạn như:
Khi nghe cụm từ “Toán tư duy”, nhiều bậc phụ huynh e ngại và cho rằng phương pháp này chỉ có thể được học bởi các bé có tố chất thông minh từ nhỏ. Trên thực tế, phương pháp này phù hợp với mọi trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
Mục đích chính của các bài toán tư duy là giúp trẻ phát triển não bộ, hình thành khả năng tư duy logic và phát triển sự sáng tạo. Các bài toán tư duy được phân thành nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi và khả năng thích ứng của từng người. Vậy nên, mọi đứa trẻ đều có thể học toán tư duy và áp dụng vào các bài học trong đời sống.
Trái ngược lại với suy nghĩ của nhiều người rằng bàn tính Soroban – thịnh hành từ những năm 1600, không còn phù hợp để sử dụng trong việc giảng dạy ngày nay. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học với bàn tính Soroban cực kì có lợi cho sự phát triển trí óc của trẻ.
Toán tư duy Soroban giúp trẻ nâng cao khả năng tính nhẩm thật nhanh, khi đó trẻ sẽ cần phải phân tích và xử lý các con số một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung và kỹ năng phân tích cho trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6.
Nội dung trên KidsUP đã giải đáp câu hỏi “Toán tư duy là gì?” và chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về chủ đề Toán tư duy. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết thêm một phương pháp học toán hiệu quả và áp dụng thành công cho con em của mình. Đừng quên hãy đăng ký học thử ứng dụng toán tư duy Soroban để hiểu hơn về phương pháp này nhé.
phương pháp toán tư duy phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp Toán tư duy mà các bậc cha mẹ có thể dạy cho bé. Dưới đây là hai phương pháp phổ biến nhất đối với các phụ huynh tại Việt Nam:
yếu tố cốt lõi của toán tư duy
Với môn toán tư duy sẽ hướng đến ba yếu tố cốt lõi chính đó là Logic, Sáng tạo và Khả năng tập trung, ghi nhớ. Cụ thể:
Các bài toán tư duy thường được xây dựng với mục đích hình thành cho trẻ khả năng tư duy logic. Theo đó, trẻ có thể dựa trên đề bài được cho để tự phân tích và liên hệ các dữ liệu có trong bài. Bằng cách vận dụng khả năng tư duy logic, trẻ sẽ có thể tìm ra cách giải bài toán sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, phát triển khả năng sáng tạo cũng là một trong những mục tiêu chính khi dạy phương pháp toán tư duy cho bé. Khi giải các bài toán tư duy, trẻ sẽ không bị gò bó theo một phương pháp giải mẫu.
Thay vào đó, trẻ được sử dụng nhiều phương pháp giải toán đa dạng như sử dụng sơ đồ, hình vẽ, công thức toán,… Điều này giúp trẻ tư duy một cách độc lập và được tự do sáng tạo trong lời giải của mình miễn sao ra được kết quả đúng.
Không chỉ vậy, trẻ cũng được rèn luyện khả năng tập trung và ghi nhớ khi được học phương pháp giải Toán tư duy. Khi tìm hiểu Toán tư duy là gì, chúng ta biết được rằng các bài Toán này thường liên hệ tới đời sống thực tế.
Vậy nên khi giải các bài Toán tư duy, trẻ cần phải tập trung quan sát môi trường xung quanh, cũng như ghi nhớ những kiến thức đã được học trong sách vở hay thông qua những quan sát thực tế và áp dụng vào cách giải của mình.
Toán tư duy phù hợp với độ tuổi nào?
Toán tư duy là một phương pháp giúp phát triển não bộ, thúc đẩy khả năng tư duy logic và phát huy sự sáng tạo. Do vậy, phương pháp này phù hợp nhất đối với trẻ trong độ tuổi từ mầm non đến cấp trung học cơ sở. Theo các chuyên gia giáo dục, độ tuổi thích hợp nhất để cha mẹ bắt đầu dạy Toán tư duy cho bé là khi trẻ khoảng 4 tuổi.
Đây là độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu hình thành nền tảng tư duy, khám phá các khái niệm toán học cơ bản thông qua hoạt động và quan sát ngoài thực tế. Việc cho trẻ học Toán tư duy trong độ tuổi này cùng đồng thời giúp khơi dậy tính tò mò, ham học hỏi và khơi gợi khả năng sáng tạo của bé.
Trong giai đoạn khi trẻ từ tiểu học lên trung học cơ sở, cha mẹ có thể cho trẻ học song song phương pháp Toán tư duy và Toán truyền thống. Cách này sẽ giúp trẻ học tập hiệu quả hơn, củng cố nền tảng vững chắc cho các bậc học cao hơn.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo: TOP 3 phương pháp toán tư duy cho trẻ mầm non phát triển não bộ