Nguyễn Quang Bin hiện đang là du học sinh ngành Math & Computer Science tại Đại học Chicago, Mỹ. Là một trong những tấm gương của nhiều bạn học sinh Việt Nam với suất học bổng 268.000 USD từ ngôi trường danh giá tốt thứ 6 của Mỹ, anh vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để chinh phục các thử thách mới và tiến đến đỉnh cao. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, anh còn hi vọng có thể đem đến nhiều trải nghiệm quý báu cho các bạn trẻ Việt Nam đầy tiềm năng thông qua đứa con tinh thần đầu tiên của mình – Project X – một chương trình thực tập hè vô cùng ý nghĩa cho cộng đồng học sinh công nghệ tại Việt Nam.

Thúy Vân: Từ Á khôi Áo dài Việt Nam đến Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Sáng 19.11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Họp báo "Giới thiệu Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024", nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Đồng chủ trì họp báo có: Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng; Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại tá Đặng Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng.

Tham dự họp báo có cán bộ Vụ Báo chí - Xuất bản, Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế/Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao; đại diện một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng; phóng viên các cơ quan báo chí Việt Nam và cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội.

Khẳng định đây là hoạt động trọng điểm, tạo điểm nhấn, mang ý nghĩa, tầm vóc quốc tế; Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng thông tin, "Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 19 - 22.12.2024 tại sân bay Gia Lâm, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội; với tổng diện tích hơn 100.000m2, trong đó diện tích trưng bày trong nhà là 15.000m2, ngoài trời là 20.000m2. Quy mô trưng bày trong nhà tăng gấp đôi so với Triển lãm năm 2022".

Thiếu tướng Lê Quang Tuyến nhấn mạnh, Triển lãm nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng; tạo điều kiện để các quốc gia, các công ty, doanh nghiệp trong nước, quốc tế giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác.

Đặc biệt, tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng; đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của các lực lượng vũ trang; tìm hiểu xu hướng phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật trên thế giới để đề xuất, lựa chọn mua sắm, sản xuất, cải tiến vũ khí trang bị cho quân đội; quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước; tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp quốc phòng.

Phát biểu tại buổi họp báo, Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, đây là lần thứ 2 Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức Triển lãm, tiếp sau thành công to lớn, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp của Triển lãm năm 2022.

"Đây là sự kiện có ý nghĩa, quy mô lớn, mang tầm vóc quốc tế, thu hút sự tham gia đông đảo của các đoàn đại biểu trong nước và quốc tế. Triển lãm được tổ chức đúng vào dịp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân" - Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị khẳng định.

Theo thông tin từ buổi họp báo, các sản phẩm trưng bày tại Triển lãm bao gồm: Các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp Việt Nam. Triển lãm sẽ giới thiệu về truyền thống, thành tựu 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân cũng như các sản phẩm kinh tế quốc phòng và kết quả chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội.

Tại Triển lãm, các doanh nghiệp quốc phòng trong nước và quốc tế trưng bày, giới thiệu các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng Hải quân, Lục quân, Phòng không - Không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.

Các sản phẩm của Việt Nam trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm là các sản phẩm do các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Binh chủng Tăng thiết giáp, Binh chủng Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) và các công ty thương mại, dịch vụ của Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chế tạo.

Trong khu vực Triển lãm, Ban Tổ chức bố trí khu vực không gian văn hóa Việt Nam, khu vực trưng bày "Thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân" giới thiệu về truyền thống, thành tựu 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; giới thiệu sản phẩm kinh tế - quốc phòng, kết quả chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội; giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, hiệp hội, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp.

Đại tá Đặng Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) cho biết, "Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện đối ngoại quốc phòng và hợp tác quốc tế về quốc phòng rất quan trọng trong năm 2024. Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức Triển lãm cũng đã chỉ đạo để triển khai công tác chuẩn bị từ rất là sớm.

Đến thời điểm hiện nay, Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức Bộ Quốc phòng Việt Nam đã mời và đã nhận được đăng ký tham dự đông đảo từ các đoàn khách quốc phòng cấp cao, các nhà quản lý công nghiệp quốc phòng từ nhiều quốc gia và các đối tác, các quốc gia láng giềng liền kề, các quốc gia trong khối ASEAN, các quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác toàn diện và các quốc gia bạn bè truyền thống của Việt Nam".

Về khách mời quốc tế, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 42 đoàn chính thức đăng ký sang thăm Việt Nam và dự triển lãm. Đây là khách mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, các Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội dân Việt Nam, Tư lệnh Hải quân, Tư lệnh Phòng không Không quân, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và các cấp khác được ủy quyền.

Khách mời trong nước có: Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; diễn giả tại các Hội thảo chuyên ngành; nhân dân đăng ký tham quan Triển lãm.

Đến nay, đã có gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 27 quốc gia (Việt Nam, Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Serbia, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Bulgaria, Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia, UAE, Hoa Kỳ, Brazil) đăng ký có gian hàng trưng bày tại Triển lãm.

100% sinh viên đến từ Việt Nam học ở đại học Thanh Hoa đều được cấp học bổng

Đây là thông tin mà ông Khưu Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thanh Hoa chia sẻ với đoàn đại biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam trong cuộc gặp mặt gần đây.

“Chúng tôi đã có mối quan hệ hợp tác tốt với các đại học hàng đầu ở Việt Nam và mối quan hệ hợp tác này cần được duy trì, phát triển”, ông Khưu Dũng nói.

Đoàn đại biểu của Bộ GD&ĐT Việt Nam sang thăm trường ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau hơn 15 năm kể từ khi thiết lập quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện đến nay đã có những bước tiến nhanh chóng và ngày càng sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực, bao gồm giáo dục và đào tạo.

Việt Nam – Trung Quốc thống nhất thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác giáo dục ở tất cả các cấp, để đến năm 2025 hoạt động hợp tác sẽ thực sự có chiều sâu.

“Chúng tôi thống nhất dự kiến thành lập các diễn đàn giáo dục luân phiên thường niên hàng năm giữa các đại học của hai nước theo chủ đề từng năm”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Tại đại học Thanh Hoa có thế mạnh, gồm cả các lĩnh vực AI, công nghệ, kỹ thuật, các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn. Nhà trường có chính sách cấp học bổng cho công dân Việt Nam sang học những ngành mà Đại học Thanh Hoa có thế mạnh và Việt Nam đang rất cần cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Khoa học môi trường, Kỹ thuật cầu đường, Kỹ thuật công nghiệp, Điện tử Thông tin, Công nghệ sinh học, Toán và Toán ứng dụng, ...

Các sinh viên được nhận học bổng của trường ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc (Ảnh: Bình Minh)

Đại học Thanh Hoa xem xét khả năng liên kết đào tạo hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam để hỗ trợ đào tạo tại chỗ nhân lực trình độ cao cho Việt Nam. Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển các đại học: quản lý phát triển, tầm nhìn, định hướng. Lập các chương trình đào tạo liên kết giữa Đại học Thanh Hoa và các trường đại học ở Việt Nam….

Việt Nam - Trung Quốc mở rộng hợp tác giáo dục đại học

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong suốt thời gian qua, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc đã không ngừng được củng cố và phát triển. Các chuyến thăm cấp cao liên tục trong thời gian gần đây của lãnh đạo hai nước đã khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc nâng cao quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tới Việt Nam vào tháng 12/2023, hai bên đã ký kết 36 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực.

Trong hai chuyến thăm gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm (tháng 8/2024) và Thủ tướng Phạm Minh Chính (tháng 11/2024) tới Trung Quốc, cả hai đều khẳng định việc tăng cường và phát triển hợp tác hữu nghị với Trung Quốc là một yêu cầu khách quan, là ưu tiên hàng đầu và là lựa chọn chiến lược của Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Việt Nam và Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu phát triển của cả hai quốc gia".

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Ngô Nham chia sẻ: Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Trung Quốc xác định xây dựng một quốc gia mạnh về giáo dục, mà đi đầu là giáo dục đại học. Trung Quốc hiện có hơn 3700 cơ sở giáo dục đại học, có 25 trường nằm trong top 200. Số người có trình độ đại học đạt khoảng 250 triệu người. Giáo dục đại học hỗ trợ mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Trung Quốc sẽ tiếp tục tập trung thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực giáo dục đại học. Tăng cường đào tạo các ngành mới, củng cố và phát triển các ngành cơ bản. Tập trung đào tạo nhân tài thời đại mới. Đồng thời, đẩy mạnh việc giao lưu hợp tác quốc tế về giáo dục, phát triển giáo dục chất lượng cao của các địa phương. Tích cực áp dụng mô hình phát triển giáo dục mới vào Trung Quốc và đẩy nhanh quá trình mở cửa toàn diện.

Đại học Thanh Hoa được thành lập năm 1911, nằm ở phía Tây Bắc của Bắc Kinh. Trường nằm trong số các đại học có khuôn viên đẹp nhất thế giới và nổi tiếng về đào tạo chất lượng cao tại Trung Quốc. Trường có thư viện rộng rãi, hiện đại với hàng triệu tư liệu phục vụ sinh viên tra cứu, học tập. Bảo tàng Nghệ thuật Đại học Thanh Hoa hiện có hơn 13.000 vật phẩm, bao gồm sáu loại: hội họa và thư pháp, dệt, gốm sứ, đồ nội thất, đồ đồng và nghệ thuật toàn diện. Khu phức hợp thể thao rộng 220.000 mét vuông, đáp ứng nhu cầu tập luyện cho hơn 100 môn thể thao khác nhau. Đại học Thanh Hoa luôn nằm trong số các trường có thứ hạng cao của các bảng xếp hạng các trường đại học danh giá nhất châu Á và thế giới. Kể từ khi Trung Quốc mở cửa với thế giới vào năm 1978, Đại học Thanh Hoa đã phát triển thành một đại học nghiên cứu toàn diện, là cái nôi sản sinh ra rất nhiều những tài năng, những nhà nghiên cứu khoa học có tiếng. Sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đều đảm nhiệm những vị trí cao tại những cơ quan, doanh nghiệp quốc tế. Nhận thấy môi trường đào tạo quốc tế hiện nay cực kỳ quan trọng đối với sinh viên nên Đại học Thanh Hoa rất chú trọng đến định hướng phát triển, giao lưu quốc tế, giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. Hiện nay trường mở rộng liên kết với rất nhiều trường lớn trên thế giới để tạo cho sinh viên có một môi trường học tập tốt nhất. Hiện nay, trường có 14 trường trực thuộc và 56 khoa chuyên ngành đào tạo về khoa học, kỹ thuật, nhân văn, luật, y học, lịch sử, triết học, kinh tế, quản lý, giáo dục và nghệ thuật. Với hơn 25.900 sinh viên trong đó 13.100 sinh viên đại học và 12.800 sinh viên sau đại học. Không chỉ là trung tâm giáo dục đào tạo, Đại học Thanh Hoa còn là trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng của quốc gia, gồm có 1 Trung tâm nghiên cứu quốc gia, 18 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 15 Trung tâm nghiên cứu công trình quốc gia, 15 Phòng thí nghiệm trọng điểm Bộ Giáo dục, 19 Phòng thí nghiệm trọng điểm thành phố Bắc Kinh.