Nhắc đến xứ sở hoa anh đào là nhắc ngay đến áo Kimono Nhật Bản – trang phục truyền thống của người Nhật. Được người đời gọi là tuyệt tác thanh tao của kỹ thuật nhuộm và dệt vải, Kimono tôn lên vóc dáng của người Nhật và trở thành văn hóa truyền thống độc đáo.
Trải nghiệm không gian Nhật Bản truyền thống nhưng độc đáo, ấm cúng và sang trọng
Bước vào không gian đậm nét truyền thống Kimono, quý khách sẽ tìm thấy không gian tĩnh lặng thư thái, nơi các trải nghiệm giác quan đều được chăm sóc cẩn thận chỉn chu, từng mỗi bức tranh, mỗi ánh đèn đều thể hiện câu chuyện về văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Bàn ăn được sắp xếp dựa trên mô phỏng nghi thức văn hoá lâu đời của Nhật Bản với những đệm ngồi hoặc những chiếc ghế thấp theo phong cách phòng Tatami sang trọng, màu sắc chủ đạo được lựa chọn là màu nâu vàng ấm của gỗ và tre từ thiên nhiên tạo cảm giác gần gũi.
Cùng với hệ thống phòng riêng VIP đa dạng mang đến không gian sang trọng, tinh tế đậm chất dấu ấn của xứ xở hoa anh đào, Kimono luôn sẵn sàng mang đến những buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa và trải nghiệm khó quên tới quý khách hàng!
Khám phá nghệ thuật Kaiseki – nghệ thuật ẩm thực “đắt giá” của Nhật Bản
Đến với chuỗi nhà hàng Nhật Bản, thực khách sẽ được chiêm ngưỡng và thưởng thức nghệ thuật truyền thống ẩm thực tinh tế lâu đời của Nhật Bản. Trong Kaiseki, việc sử dụng các loại nguyên liệu địa phương và các loại thực phẩm “mùa nào thức nấy” được coi là rất quan trọng, đây là cách để thể hiện tình yêu và tôn trọng thiên nhiên.
Tại Kimono, các món ăn được chế biến cầu kỳ và tỉ mỉ, hài hoà từ hương vị đến thị giác cho người thưởng thức. Với yêu cầu cao khắt khe từ chất lượng, mỗi bữa ăn được chuẩn bị trong thời gian rất lâu, yêu cầu sự hoàn hảo cao thể hiện được kỹ năng và nghệ thuật của đầu bếp Nhật Bản.
Những món ăn ở đây theo dòng chảy của mùa. Những ngày oi ả, các món ăn đặc biệt là Sashimi đều được phục vụ trên khay oshiki mỏng hay những chiếc đĩa sứ trong nhẹ, đặt trên lớp lá trúc xanh mướt căng mọng ôm trọn từng lát cá tròn đầy thơm ngọt. Thớ cá trong vắt, nguyên vị béo ngậy, cắn miếng thưởng thức tựa như làn gió mát nước sông Kamogawa ở Kyoto mùa hè.
Đến với chuỗi nhà hàng Nhật Bản Kimono, thực khách sẽ đắm chìm trong hượng vị ẩm thực truyền thống Nhật Bản. Bạn sẽ được chinh phục vị giác một cách hoàn mỹ bằng hương vị thuần túy của món. Cùng với không gian sang trọng, Kimono luôn tự hào khi là sự lựa chọn hàng đầu của thực khách khi đến với ẩm thực Nhật cao cấp. Đừng quên gọi ngay 0913515351 để được tư vấn miễn phí và đặt bàn nhanh chóng nhé!
TopGo – Chuyên gia bố trí chỗ ăn chỗ chơi. Top những điểm đến thú vị và chất lượng.
Hợp tác quảng bá, đặt chỗ những địa điểm hàng đầu và uy tín. Hotline: 0913515351
Hướng dẫn mặc Kimono chi tiết Nhất
Mặc áo Kimono Nhật Bản như thế nào?
Để mặc một bộ Kimono, người mặc cần phải thuộc các bước và am hiểu ý nghĩa của từng chi tiết nhỏ. Điều này sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về văn hóa của người Nhật qua bộ trang phục truyền thống.
Trang phục truyền thống của Nhật Bản được may kỹ lưỡng và khéo léo, vì vậy cần phải thực hiện các bước theo quy trình mặc chuẩn. Để mặc hoàn chỉnh và chính xác áo Kimono Nhật Bản, đầu tiên cần học nắm rõ những toàn bộ món đồ của một bộ Kimono. Trước tiên, bạn nên biết cách mặc đúng Nagajuban (長襦袢) – loại đồ lót mặc bên trong. Khi khoác áo lót chuyên dụng, cần chú ý vạt áo bên trái đè lên vạt áo bên phải, lần lượt quấn Koshihimo (腰紐) và Date-jime (伊達締め) để cố định lớp áo.
Khoác áo Kimono theo quy tắc vạt trái nằm bên trên vạt phải. Căn chỉnh độ dài vừa chấm qua mắt cá chân thì cố định bằng dây quấn Koshihimo. Tiếp theo, thả vạt áo dư khi căn chỉnh độ dài xuống, kéo lại cho phẳng và nhớ chú ý các nếp nhân ở lưng áo rồi mới cố định tiếp bằng dây Koshihimo. Việc kéo áo về phía sau, để lộ chút gáy sẽ giúp bạn trông gợi cảm hơn.
Thắt lưng Obi – phụ kiện không thể thiếu khi mặc Kimono
Với sợi dây Date-jime thứ hai, hãy cố định hai lớp áo khi thấy cổ áo của Kimono và Juban chồng khít lên nhau. Lót tấm Obi-ita (帯板) trước khi quấn thắt lưng Obi sẽ giúp dáng áo phẳng đẹp. Người mặc có thể trang trí thêm hoặc tạo kiểu buộc cho thắt lưng tùy ý.
Quá trình biến đổi của áo Kimono Nhật Bản
Kosode có từ thời kỳ thời kỳ Jomon (縄文), đàn ông mặc kanpui (かんぷい) gồm một mảnh vải quấn quanh người, phụ nữ mặc kantoi (かんとうい) là một chiếc áo choàng có lỗ để chui đầu qua. Sau thời kỳ Kofun (古墳), những người phụ nữ bắt đầu mặc váy và áo, văn hóa này tiếp tục diễn ra trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代) và Nara (奈良時代) do chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.
Sự biến đổi lớn của áo Kimono Nhật Bản xảy ra vào thời Heian (平安). Kosode thay vì chỉ được tầng lớp thống trị dùng làm đồ lót bắt đầu được thiết kế để làm áo khoác ngoài. Lúc này, áo Kimono giữa tầng lớp thượng lưu và dân thường có thể phân biệt ở màu sắc, chất liệu, họa tiết thêu tay tinh tế và số lượng lớp vải được dùng.
Mãi đến thời Edo, thường dân mới bắt đầu mặc áo Kimono màu sắc và trang trí viền áo. Cùng với sự phát triển của lịch sử và khai phá văn hóa nghệ thuật, rất nhiều kiểu mẫu áo Kimono Nhật Bản cũng được hình thành, phát triển và rẽ nhánh.
Trang phục áo Kimono Nhật Bản thời Edo
Tuy nhiên, đến thời kỳ Minh Trị (1868-1912), làn sóng văn hóa phương Tây du nhập ồ ạt vào Nhật Bản, tạo sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa của đất nước này. Thay vì mặc Kimono, dep Zori, quý tộc Nhật bắt đầu yêu thích váy vóc và giày dép của Tây Âu và coi như trang phục chính thống. Dần dà, ngay cả người dân cũng mặc trang phục phương Tây, áo Kimono Nhật Bản dần biến mất trong cuộc sống hàng ngày.
Dù vậy, người Nhật vẫn tôn vinh áo Kimono là trang phục truyền thống đáng tự hào. Vì thế mà họ diện Kimono trong các dịp lễ quan trọng như lễ cưới, lễ trưởng thành, lễ Tết và các nghi thức nghệ thuật truyền thống. Những năm gần đây, áo Kimono Nhật Bản càng được chú ý hơn, nhiều người nhận thức được giá trị tinh thần quan trọng của chiếc Kimono và mặc chúng như trang phục thường ngày.
Có bao nhiêu kiểu dáng áo Kimono Nhật Bản?
Dù gọi chung là áo Kimono Nhật Bản nhưng thực chất lại chia ra thành rất nhiều loại, mỗi mẫu có ý nghĩa riêng và chỉ mặc ở những sự kiện, nghi lễ nhất định.
Kiểu áo Kimono truyền thống là trang phục cưới của cô dâu khi tổ chức lễ kết hôn ở đền thờ Thần đạo. Toàn bộ trang phục và phụ kiện đều là màu trắng nhằm thể hiện sự thuần khiết, tuy nhiên có thể chọn chi tiết nhã nhặn cho trang phục để chúc phúc cho cuộc hôn nhân tốt đẹp.
Trong bữa tiệc chiêu đãi Hiroen (広園), cô dâu sẽ thay áo Kimono Nhật Bản màu đỏ vô cùng rực rỡ, gọi là Iro-uchikake (色打掛) mang ý nghĩa “đã trở thành một thành viên trong gia đình nhà chồng”.
Trang phục Kimono truyền thống dành cho cô dâu
Ở thời Edo (江戸), việc phe phẩy tay áo bản lớn là một hình thức bày tỏ tình cảm nên Furisode (Furi: vẫy, Sode: tay áo) là kiểu áo Kimono Nhật Bản dành riêng cho các cô gái chưa lập gia đình. Dựa vào độ lớn của tay áo để chia thành ba loại, trong đó kiểu tay áo lớn nhất là trang trọng nhất, được dùng khi kết hôn hoặc lễ thành thân.
Mẫu áo dành cho các cô gái chưa chồng
Khác với Furisode, Tomesode là áo Kimono Nhật Bản dành cho người phụ nữ đã có gia đình, vì vậy mà thiết kế ống tay áo cũng nhỏ hơn và màu sắc vải đằm thắm hơn. Những cô gái chưa chồng cũng có thể mặc Iro Tomesode (色留袖) – loại áo nhuộm màu tươi sáng.
Trong tiếng Nhật, Homon tức là viếng thăm gia đình ai đó, áo Kimono Nhật Bản Homongi thường được mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới, hội họp. Vào thời Minh Trị, kiểu áo này được bày bán như một loại Kimono không quá sặc sỡ, cũng không quá đơn điệu nên rất thịnh hành.
Áo Kimono Nhật Bản trang nhã, lịch sự
Vào thời chiến, Homongi thiết kế quá rực rỡ nên bị cấm mặc và được thay thế bởi Tsukesage vốn giản dị hơn rất nhiều. Đặc điểm của áo Kimono Nhật là phần họa tiết chạy dọc thân áo, thiết kế không cần quá nổi bật nhưng vẫn giữ được sự đằm thắm.
Tsukesage không quá nổi bật so với các kiểu dáng Kimono khác