TPO - Ngày 29 hằng tháng, cuối mỗi quý là thời điểm Tổng cục Thống kê công bố số liệu kinh tế - xã hội, với các chỉ tiêu như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm nội địa (GDP)… Tuy nhiên, từ tháng 8 này, lần đầu tiên theo quy định mới, lịch công bố sẽ được dời sang ngày mùng 6 tháng sau, vì vậy CPI tháng 8 sẽ công bố  vào ngày 6/9.

lịch vạn niên tháng 10 năm 2024

Ý nghĩa tháng 10 cũng giống như ý nghĩa của loài hoa tượng trưng cho tháng đó, chính là hoa Hải Đường. Những người sinh tháng 10 thường có một tâm hồn tinh tế, nhưng cũng rất dũng cảm và gan dạ. Tính cách của người sinh tháng 10 luôn tươi trẻ và đầy nhiệt huyết. Tháng 10 là tháng để thêu dệt ước mơ, vun đắp dự định và thực hiện những cuộc cải cách lớn, tháng 10 không chỉ lãng mạn mà còn ẩn chứa vô vàn bí ẩn khiến người đối diện thu hút mãi không thể rời mắt.

lịch tháng 10 năm 2024 lịch âm tháng 10/2024 lịch dương tháng 10 năm 2024 lich thang 10/2024

Trên thị trường hàng hoá, giá các mặt hàng năng lượng và vật tư, nguyên liệu giảm nhẹ so với tháng trước. Đây là điều kiện thuận lợi để ổn định lạm phát trên toàn cầu và là cơ sở quan trọng để nhiều nền kinh tế thực hiện các chính sách nới lỏng tài chính, tiền tệ hỗ trợ cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

Mới đây, IMF nhận định dường như toàn cầu đã gần chiến thắng lạm phát và đang về gần mục tiêu của các nước, dù sức ép giá còn tồn tại ở một số nước.

IMF cho rằng lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại, về mức 5,8% năm 2024. Tốc độ này thấp hơn so với dự báo hồi tháng 7 là 5,9%. Cuối năm 2025, lạm phát sẽ về 3,5%.

Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu đó là giá hàng hóa tăng do xung đột tại Trung Đông và nhiều nước ngày càng tiến tới bảo hộ thương mại. Ngoài ra, lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ vẫn tăng tốc, gần như gấp đôi trước đại dịch Covid - 19.

Tổ chức này dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,2% trong năm nay, tương đương mức đưa ra hồi tháng 7. Tăng trưởng của Mỹ được dự báo nâng lên 2,8%, từ 2,6% trước đó. Ngược lại, GDP các nước khu vực đồng Euro có thể chỉ tăng 0,8%, giảm 0,1% so với dự báo cách đây 3 tháng.

Với nhóm nền kinh tế mới nổi, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ 5% xuống 4,8%, bất chấp hàng loạt chính sách kích thích của nước này mới ban hành. Ngược lại Ấn Độ được kỳ vọng tăng trưởng 7%.

Lực bán áp đảo trên thị trường khiến giá dầu tiếp tục giảm. Lo ngại về rủi ro gián đoạn nguồn cung dầu tại Trung Đông đã được xoa dịu cùng với triển vọng nhu cầu dầu suy yếu là nguyên nhân chính gây áp lực lên giá dầu.

Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 9/2024. Giá dầu thô WTI chỉ còn hơn 67 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent giảm xuống xung quanh mức 71 USD/thùng.

Theo Citigroup dự báo, giá dầu Brent sẽ chỉ dao động  trong khoảng 60 – 65 USD/thùng trong năm 2025 bởi sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn được hỗ trợ bởi căng thẳng quân sự leo thang tại Trung Đông và khả năng OPEC+ có thể trì hoãn việc tăng sản lượng dầu dự kiến sẽ họp vào ngày 1/12 tới.

Giá quặng sắt được hưởng lợi do nhu cầu trong ngắn hạn khả quan khi Trung Quốc công bố số liệu kinh tế tích cực, qua đó củng cố cho triển vọng tiêu thụ.

Ngược lại, giá kim loại quý là vàng thỏi, được coi là hàng rào chống lại sự bất ổn về chính trị và kinh tế đã có lúc gần chạm mức 2.800 USD/oz, tăng hơn 36% so với năm ngoái.

Giá vàng phá đã vỡ nhiều đỉnh kỷ lục khi những gay cấn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, xung đột leo thang tại Trung Đông cùng với kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đợt tiếp theo đã tạo nên cơn bão hoàn hảo cho vàng. Do đó dự báo giá vàng vẫn sẽ duy trì mức cao trong thời gian tới.

Trên thị trường hàng hóa nông sản giá hầu hết các chủng loại đều đi xuống bởi triển vọng nguồn cung dồi dào cùng với hoạt động xuất khẩu chững lại.

Theo số liệu mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ, khối lượng xuất khẩu ròng ngô cả vụ cũ và vụ mới đạt tổng cộng gần 4,2 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 17/10, vượt mức dự báo và đánh dấu tuần đạt khối lượng xuất khẩu cao nhất kể từ tháng 5/2021. Trong khi đó, mức xuất khẩu đậu tương ròng cả vụ cũ và vụ mới đạt mức cao nhất trong 8 tuần, ở mức  hơn 2,1 triệu tấn.

Đáng chú ý, áp lực cạnh tranh từ nguồn cung lúa mỳ của Nga tiếp tục gây sức ép lên thị trường

Các nhà phân tích cho rằng giá vẫn được kiểm soát phần do nguồn cung toàn cầu dồi dào và sự không chắc chắn về quan hệ thương mại trong tương lai giữa Mỹ với các thị trường chủ chốt sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Đối với mặt hàng gạo, giá xuất khẩu tại thị trường châu Á đã giảm mạnh nhất sau hơn 15 tháng qua bởi Ấn Độ dỡ bỏ thuế xuất khẩu gạo.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn, nhưng tình hình kinh tế xã hội trong nước tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Theo đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 10/2024 ước tăng lên trên 51 điểm, tăng mạnh so với 47,3 điểm của tháng 9 trước đó. Giá hàng hóa dịch vụ tiêu dùng ổn định ở mức thấp, nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tiếp tục đà phục hồi, nhưng mức độ còn chậm.

Đáng chú ý, là chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát và dư địa kiểm soát lạm phát năm 2024 theo mục tiêu của Quốc hội vẫn còn khá lớn. Dự báo CPI bình quân cả năm sẽ không vượt quá 4% bởi nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như:

- Lạm phát toàn cầu hạ nhiệt giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát.

- Một số chính sách hỗ trợ về thuế tiếp tục được thực hiện như hỗ trợ giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng góp phần giảm chi phí hình thành giá hàng hóa và dịch vụ...

- Nguồn cung lương thực, thực phẩm vẫn khá dồi dào.

- Một yếu tố tác động lớn đó là sức cầu vẫn khá yếu, người tiêu dùng còn dè dặt trong chi tiêu.

Ngược lại, vẫn còn một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024 như:

- Giá điện, giá dịch vụ giáo dục, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có thể được điều chỉnh tăng theo lộ trình.

- Giá thép, giá xi măng tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

- Giá các nhóm mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu có thể tăng nhẹ vào dịp Lễ hội cuối năm.

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các yếu tố liên quan, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại dự báo CPI tháng 11/2024 có thể tăng khoảng 0,1 – 0,15% so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tăng 0,2% trong tháng 7 và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, đều khớp với dự báo của các nhà kinh tế Phố Wall.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Tư (14/8), CPI lõi, loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, tăng 0,2% hàng tháng, đúng như dự báo.

So với cùng kỳ năm trước, CPI lõi giảm tốc từ mức 3,3% của tháng 6 xuống còn 3,2%, thấp hơn dự đoán là 3% và đánh dấu mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ tháng 4/2021.

Diễn biến CPI toàn phần (đường liền) và CPI lõi (đường đứt đoạn) tại Mỹ từ tháng 1/2021 đến tháng 7/2024. Nguồn: Bộ Lao động Mỹ.

Mặc dù CPI nhìn chung giảm, giá nhà ở vẫn tăng 0,4% trong tháng 7 và chiếm 90% mức tăng trong chỉ số giá tiêu dùng chung. Giá thực phẩm tăng 0,2% trong khi giá năng lượng không đổi.

Lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể trong năm qua, nhưng vẫn còn một số điểm nóng, đáng chú ý nhất là chi phí nhà ở.

Chỉ số lạm phát đã dần dần quay trở lại mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Một báo cáo hôm thứ Ba (13/8) từ Bộ Lao động cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) chỉ tăng 0,1% trong tháng 7 và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, dữ liệu này khó có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay đổi lộ trình cắt giảm lãi suất được kỳ vọng là bắt đầu vào tháng 9. Câu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư là liệu Fed sẽ cắt giảm 1/4 điểm hay giảm hơn 1/2 điểm.

Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư chính tại Charles Schwab, nhận đinh: “CPI giảm nhưng vẫn còn nhiều vấn đề”. “Chúng ta phải theo dõi chặt chẽ cả dữ liệu lạm phát và việc làm”.

Giá cổ phiếu tương lai của Mỹ tăng nhẹ sau dữ liệu lạm phát mới nhất. S&P 500 tăng 0,2%. Nasdaq 100 tăng 0,13%. Dow Jones tăng 13 điểm.