Bài báo nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp giúp ngành hàng này phát triển bền vững trong những năm tới. Từ nguồn số liệu lúa gạo giai đoạn 2006-2018, thông qua các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, phỏng vấn và SWOT đã cho thấy, diện tích trồng lúa duy trì khá ổn định, sản lượng tăng bình quân 2,1%/năm. Với xuất khẩu gạo, kim ngạch bình quân hàng năm đạt 2,72 tỷ USD. Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ ba thế giới và đã xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường; đổi mới cơ chế, chính sách và xây dựng môi trường kinh doanh… để phát triển ổn định và bền vững, không ngừng nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.
Các loại máy móc cơ bản dùng trong quy trình sản xuất gạo sạch
Loại máy này có cấu tạo như một tháp điều hòa với nhiều tầng khác nhau, giúp tăng sức chứa hạn và khả năng tiếp xúc với không khí. Máy sấy lúa giúp người sản xuất tiết kiệm được thời gian phơi lúa. Sau khi sấy song, lúa gạo sẽ khô nên dễ dàng bảo quản.
Trước khi tách hạt lúa, người ta sẽ đổ thóc vào máy sàng rung để có thể phân loại hạt thóc theo kích cỡ. Nhờ đó giúp quá trình tách hạt diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời chất lượng gạo trong cùng 1 bao cũng sẽ đồng đều hơn.
Máy tách vỏ đòi hỏi sự chính xác về mặt kỹ thuật rất cao. Các trục chép của máy phải tự động điều chỉnh chính xác khoảng cách, cường độ lực sao cho vừa tách được vỏ nhưng không làm trầy vỡ hạt gạo bên trong. Đây là loại máy rất quan trọng trong quy trình sản xuất gạo sạch. Bởi vì nếu thiếu chính xác, làm hạt gạo bị sức mẽ, thì gạo sẽ bị đẩy từ loại 1 xuống loại 2, loại 3.
Đây là loại máy giúp đóng gói sản phẩm và giúp quảng bá hình ảnh sản phẩm trên thị trường. Các đường máy đóng bao cần phải đều, đẹp và chắc chắn. Để khi khách hàng nhìn vào, sẽ có thiện cảm và đánh giá đây là một sản phẩm tốt. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp quá trình vận chuyển và bảo quản dễ dàng hơn.
Xem ngay các loại máy cân đóng bao gạo từ 5 – 25kg chất lượng cao tại PMS Việt Nam
Trên đây là bài viết của PMS Việt Nam đã chia sẻ thông tin về quy trình sản xuất gạo sạch, cũng như các loại máy cần dùng để thực hiện quá trình này. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức thú vị.
Đang có một khách và không thành viên đang online
Ngày 4/8, tại TP Cần Thơ, Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN-PTNN và UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị “Triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo”.
Ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết ước tính đến hết tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2%.
Theo Bộ NN-PTNT, với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.
Ngày 20/7, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ ra thông báo cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati), có hiệu lực ngay từ thời điểm ban hành. Ngay sau thông báo của Ấn Độ, giá gạo Thái Lan có xu hướng tăng khoảng 5 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ ổn định trong tuần đầu tiên kể từ thời điểm Ấn Độ ra thông báo. Đến ngày 1/8, thị trường biến động gia tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã lên mức 590 USD/tấn đối với chủng loại 5% và tiến gần hơn với giá gạo của Thái Lan (625 USD/tấn). Đối với đơn hàng giao tháng 8, giá gạo vượt mức 610 USD/tấn với gạo 5% tấm.
Giá lúa nội địa cũng tăng theo. Tính đến ngày 27/7, giá lúa tăng khoảng từ 368 – 441 đồng/kg so với tháng trước. Giá gạo các loại tăng từ 850 - 940 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2022, giá lúa tăng khoảng từ 1.300 – gần 1.900 đồng/kg. Giá gạo các loại tăng từ 2.400 – gần 3.400 đồng/kg.
Tuy đạt được những kết quả tích cực trong nửa đầu năm 2023 nhưng đến giữa tháng 7, thị trường thương mại gạo toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu diễn biến phức tạp như: lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số thị trường (Ấn Độ, UAE, Nga); hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ngũ cốc tại nhiều khu vực; tình hình địa chính trị còn diễn biến phức tạp (Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen);...
Điều này dự báo sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo toàn cầu đang diễn biến khó lường, hiện tượng El Nino… làm giá cả tăng mạnh. Đây là cơ hội và cũng là thách thức trong sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thời cơ giúp chúng ta xuất khẩu được nhiều hơn, bán được giá cao nhưng phải giữ vững an ninh lương thực và giữ thương hiệu gạo Việt Nam”.
Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và thương nhân tích cực phối hợp với Bộ Công thương cùng triển khai để đảm bảo việc tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân; duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá lúa, gạo trong nước và tạo thuận lợi giao thương, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
Quy trình sản xuất gạo sạch từ lúa
Quy trình trình sản xuất gạo sạch bao gồm các bước sau.
Cánh đồng mẫu => Thu hoạch lúa => Nhà máy sấy => Nhà máy xây xát => Nhà máy tách hạt, tách màu => Nhà máy lau bóng => Nhà máy đóng bao.
Lúa sẽ được thu mua ngay tại những cánh đồng mẫu lớn của những hộ nông dân và hợp tác xã. Sau thời gian đầu tư tại những cánh đồng mẫu lớn thì bắt đầu tiến hành quá trình kiểm duyệt chất lượng hạt lúa. Rồi sau đó chọn đúng ngày lúa chín, đạt chất lượng cao nhất để thu hoạch.
Sau khi đã thu hoạch lúa tại những cánh đồng mẫu lớn, sẽ bắt đầu quá trình vận chuyển lúa về nhà máy sấy khô. Tại đây lúa sẽ được sấy khô để đạt được độ ẩm theo quy cách kỹ thuật của nhà máy. Sau đó, lưu trữ và bảo quản lúa mới cấy xong ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.
Tiếp theo, lúa đã sấy xong sẽ được đem để tiến hành xay xát theo quy định, để loại bỏ hết tất cả các sạn đá dính vào trong quá trình thu hoạch. Quá trình xay xát cũng giúp phân loại các phụ phẩm như tấm, trấu, cám. Những phụ phẩm này sau đó cũng được đem đi sản xuất thành các sản phẩm như củi trấu, trấu viên, cám nguyên liệu,…
Sau khi gạo đã xay xát xong sẽ được băng tải chuyển về nhà máy để tách màu theo từng loại giống. Rồi xử lý để cho ra chất lượng hạt gạo có màu đẹp và đồng đều theo yêu cầu phần trăm tấm lẫn trong gạo của khách hàng.
Bước tiếp theo là bước chuyển gạo về nhà máy lau bóng để tăng cường độ bảo quản, đồng thời thực hiện quá trình làm cho hạt gạo sáng bóng hơn.
Cuối cùng, gạo sẽ được chuyển lên các silo tồn trữ đạt tiêu chuẩn. Sau đó dựa vào yêu cầu của khách hàng để đóng gói thành những có khối lượng 1kg, 5kg, 10kg,1 5kg và đóng thành bao có khối lượng 25kg, 50kg, 75kg, 100kg hoặc dạng bao lớn có khối lượng từ 500kg trở lên. Rồi sau đó sẽ chất thành cây và bảo quản cẩn thận trong kho chứa gạo chuyên dụng.