Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

AI trong phát triển phần mềm và CNTT

AI được sử dụng để tự động hóa nhiều quy trình trong phát triển phần mềm, DevOps và công nghệ thông tin (CNTT).

Ví dụ, công cụ AIOps cho phép bảo trì dự đoán môi trường CNTT bằng cách phân tích dữ liệu hệ thống. Từ đó, sự cố tiềm ẩn được dự báo trước khi chúng xảy ra. Các công cụ giám sát hỗ trợ AI cũng cảnh báo những bất thường tiềm ẩn theo thời gian thực dựa trên dữ liệu trong quá khứ.

Một số công cụ AI tạo sinh như GitHub Copilot và Tabnine cũng được sử dụng phổ biến để tạo mã ứng dụng dựa trên lời nhắc bằng ngôn ngữ tự nhiên (NLP - Natural Language Processing).

Mặc dù những công cụ này đã cho thấy triển vọng và thu hút sự quan tâm của các lập trình viên, nhưng chúng không có khả năng thay thế hoàn toàn kỹ sư phần mềm. Thay vào đó, chúng đóng vai trò là công cụ hỗ trợ năng suất, tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và viết mã mẫu.

Không thể phủ nhận, công cụ AI cung cấp một loạt chức năng mới cho doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là, việc sử dụng AI có mang lại ảnh hưởng tiêu cực và hệ lụy nào hay không?

Dù tốt hay xấu, các hệ thống AI phản ánh những gì chúng đã học được, nghĩa là những thuật toán này phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu mà chúng được đào tạo. Kho dữ liệu này do con người tập hợp và đưa vào mô hình, do đó có thể tồn tại sự thiên vị và cần theo dõi chặt chẽ.

Một vài thách thức về mặt đạo đức của AI bao gồm:

Sự thiên vị do thuật toán được đào tạo không đúng cách và định kiến ​​hoặc sự giám sát không đúng cách của con người.

Lạm dụng AI tạo ra nội dung giả mạo, lừa đảo và những nội dung độc hại khác.

Mối quan ngại về mặt pháp lý, bao gồm vấn đề bản quyền, bôi nhọ,...

Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp do việc sử dụng AI ngày càng lớn để tự động hóa các nhiệm vụ tại nơi làm việc.

Mối quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và pháp lý liên quan đến dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Xem thêm bài viết: Những vấn đề đạo đức trong trí tuệ nhân tạo (AI)

Nhìn chung, trí tuệ nhân tạo đã và đang cách mạng hóa nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, công nghệ này không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ thực hiện công việc, nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.

https://www.techtarget.com/searchenterpriseai/definition/AI-Artificial-Intelligence

Xuất hiện trong tập 2 của Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, kỷ lục gia Dương Anh Vũ gây ấn tượng không chỉ với kiến thức uyên thâm mà còn là những thử thách đấu trí, cân não trực tiếp với các thí sinh tham dự. Với những ai theo dõi chương trình này sẽ biết rõ về chàng trai quê Ninh Thuận. Thế nhưng, nhiều người lần đầu tiên biết đến vị giám khảo này, chắc chắn sẽ rất tò mò anh là ai?

Tính sơ sơ thì đến nay, Dương Anh Vũ là người Việt đầu tiên xác lập 4 kỷ lục thế giới về Siêu trí nhớ học thuật. Với trí nhớ siêu đẳng, anh từng được công nhận là người nhớ được khối lượng dữ liệu khoa học lớn nhất thế giới.

Thậm chí, kiến thức của anh bao quát nhiều lĩnh vực, với Toán học, có thể nhớ được hơn 20.000 số Pi sau 3,14; với Văn học, có thể nhớ được hơn 1.000 tác phẩm văn học kinh điển thế giới; với Địa lý, có thể nhớ được nguyên tấm bản đồ thế giới khổ lớn nhất bằng 5 ngôn ngữ là Anh, Hoa, Pháp, Tây Ban Nha và Đức, cùng khả năng lưu trọn hơn chục ngàn mốc lịch sử qua 7.000 năm của nhân loại...

Tuy nhiên, để có được năng lực vượt tầm với nhiều người như vậy không đến từ một cậu bé học giỏi như bao người vẫn nghĩ. Dương Anh Vũ từng thổ lộ bản thân là một học sinh học rất... dốt. Thậm chí dốt từ lớp 1?!

Tốt nghiệp cấp 2 với điểm số quá tệ, không trường THPT nào nhận nên phải học bổ túc văn hóa. Thời điểm này, với vị kỷ lục gia thế giới, đầu óc anh hoàn toàn trống rỗng. Thiếu hẳn những kiến thức nền, cậu bé Vũ ngày ấy đã kịp hồi tâm, suy nghĩ cẩn thận để xin vào các lớp học thêm cấp II, bổ sung những gì chưa biết.

Bỏ qua những mặc cảm, càng học, Dương Anh Vũ càng cảm thấy bản thân "đói" tri thức, lao vào học ngày đêm. Kết quả sau cùng, chàng trai đất Ninh Thuận đã vào ĐH Quốc gia TP HCM, tốt nghiệp rồi nhận học bổng du học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

Năm 2016, anh từng tham gia "Ai là triệu phú". Tuy được mệnh danh là "ổ cứng máy tính" nhưng sau cùng đành chịu khuất phục ở câu hỏi thứ 9 sau khi sử dụng hết 4 quyền trợ giúp. Dù vậy, anh vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ bởi tài năng siêu việt của mình.

Mới đây, xuất hiện trong chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, Dương Anh Vũ ngồi ở vị trí Trưởng ban cố vấn khoa học. Anh liên tục đưa ra những thử thách làm khó thí sinh, cũng chính là những khúc mắc, cản trở bản thân chưa thể vượt qua. Tuy nhiên, sự xuất sắc của những thí sinh này không chỉ khiến ban giám khảo mà khán giả cũng phải à ố kinh ngạc, thán phục khi phá vỡ những rào cản của chương trình.

Sự góp mặt của kỷ lục gia Dương Anh Vũ đã thêm phần khẳng định những tài năng nước Việt chẳng thua kém bất kỳ ai trên thế giới!

Xử lý hiệu quả tác vụ nặng về dữ liệu

Các công cụ phân tích ngày nay sử dụng AI và máy học (Machine learning) để xử lý lượng dữ liệu lớn theo cách thống nhất, đồng thời vẫn duy trì khả năng thích ứng với thông tin mới thông qua quá trình học liên tục. Ví dụ, ứng dụng AI đã mang lại kết quả nhất quán và đáng tin cậy trong việc xem xét tài liệu pháp lý và dịch ngôn ngữ.

Hệ thống AI và công cụ tự động hóa giúp giảm đáng kể thời gian cần thiết để xử lý dữ liệu. Điều này đặc biệt hữu ích trong những lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe hoặc những ngành nghề yêu cầu hoạt động nhập và phân tích dữ liệu thường xuyên, cũng như ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Trong ngân hàng và tài chính, mô hình AI có khả năng hỗ trợ nhiều tác vụ - Ảnh: Internet

Hệ thống AI nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách cá nhân hóa tương tác và phân phối nội dung trên nền tảng kỹ thuật số.

Ví dụ, đối với nền tảng thương mại điện tử, mô hình AI phân tích hành vi của người dùng để đề xuất sản phẩm phù hợp với sở thích của từng cá nhân, tăng sự hài lòng và tương tác của khách hàng.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thực tiễn

Ở các thành phố thông minh hiện nay, AI được sử dụng để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và trải nghiệm người dùng trong nhiều lĩnh vực: Giao thông, chuyển đổi số cơ quan nhà nước, giáo dục, y tế, sản xuất kinh doanh, nghệ thuật, sáng tạo nội dung,...

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

AI có một số ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục thông minh. Công nghệ này có thể tự động hóa những quy trình điểm danh, chấm điểm, dạy kèm,...

Công cụ AI cũng có khả năng đánh giá hiệu suất, năng lực của học sinh và điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ, tạo điều kiện cho trải nghiệm học tập được cá nhân hóa hơn, cho phép học sinh học theo tốc độ và chương trình của riêng mình.

Gia sư AI hỗ trợ học sinh học bất cứ khi nào họ muốn, đảm bảo học sinh đi đúng hướng. Công nghệ này cũng đang góp phần thay đổi nơi học và cách học truyền thống, thậm chí có thể thay đổi vai trò của cả giáo viên và nhà trường trong tương lai.

Khả năng của LLM, ví dụ những công cụ như ChatGPT và Google Gemini, phát triển hơn giúp giáo viên tạo tài liệu giảng dạy và thu hút học sinh theo những cách mới mẻ.

Tuy nhiên, sự ra đời của những công cụ này cũng buộc các nhà giáo dục phải xem xét lại hoạt động hoạt động học tập trên lớp và tại nhà, kiểm tra và sửa đổi những chính sách chống đạo văn.

Giáo dục thông minh là một trong những xu hướng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai - Ảnh: Internet