Thùy Vân - sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - thường dành 12 tiếng mỗi ngày cho việc học tiếng Anh - Ảnh: MAI THƯ
Gợi ý 5 phương pháp học tiếng Anh
ThS Đinh Văn Mãi gợi ý một số phương pháp giúp sinh viên rèn luyện khả năng học ngoại ngữ và học chứng chỉ tiếng Anh:
1. Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART. Nguyên tắc này bao gồm các yếu tố: Specific (tính cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (khả năng thực hiện), Realistic (tính thực tế), Time-bound (khung thời gian).
2. Lên kế hoạch học tập cụ thể. Ít nhất bạn có thể dành 20 - 30 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ. Có nhiều thời gian hơn, các bạn có thể ứng dụng phương pháp Pomodoro: học theo chu kỳ 25 phút tập trung học, sau đó nghỉ ngơi 5 phút, sau 4 chu kỳ thì nghỉ dài hơn từ 15 - 30 phút.
3. Tối ưu hóa thời gian rảnh. Tận dụng thời gian rảnh để nghe podcast tiếng Anh, học từ vựng qua ứng dụng di động hoặc đọc sách.
4. Chọn nội dung gần gũi. Sinh viên nên học các chủ đề liên quan đến ngành học hoặc chủ đề mình thường xuyên làm việc, tương tác mỗi ngày, giúp dễ tiếp thu hơn.
5. Chủ động với việc học. Mạnh dạn viết email, thuyết trình, giao tiếp với đồng nghiệp, bạn bè hay người nước ngoài bằng tiếng Anh để gia tăng sự tự tin.
Trong số hơn 5.000 môn, Đại học Thanh Hoa quyết định chuyển hơn 700 môn sang dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều này, không chỉ khiến sinh viên lo lắng khó ra trường, nhiều giáo sư, tiến sĩ cũng bối rối.
Là đại học top 1 châu Á - nơi hội những 'học bá' xuất sắc nhất, tuy nhiên không ít sinh viên trong số đó bày tỏ phải đối mặt với việc không hiểu bài. Sinh viên cho rằng, mặc dù điểm tiếng Anh thi đại học cao, nhưng 3 năm THPT chỉ học để phục vụ thi, nên kỹ năng nghe và nói đều không tốt. Họ tiết lộ tỷ lệ trượt môn sẽ tăng lên thời gian tới.
Đối với giáo viên, việc dạy bằng tiếng Anh ít nhiều ảnh hưởng chất lượng giảng dạy. Họ chia sẻ nhiều nội dung trong giáo trình khó chuyển nghĩa sang tiếng Anh: "Nếu chúng tôi không soạn bài kỹ, sinh viên khó hiểu được. Trường hợp giảng nhưng sinh viên không hiểu, chúng tôi lại bị nghi ngờ về năng lực".
Do đó, một số người cho rằng nhà trường cũng cần nỗ lực cải thiện chương trình giảng dạy. Đồng thời cân nhắc việc tuyển dụng giảng viên nước ngoài và các tài năng giáo dục có tầm nhìn quốc tế gia nhập Đại học Thanh Hoa.
Chia sẻ vấn đề này, đại diện nhà trường cho hay: "Sinh viên Đại học Thanh Hoa sở hữu năng lực vượt trội, nếu chỉ nghiên cứu và đọc tài liệu bằng tiếng mẹ đẻ vẫn chưa đủ. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, đây là cách nhà trường nỗ lực giúp sinh viên cải thiện trình độ. Chúng tôi tin rằng điều này có lợi cho tương lai các em".
Đại diện nhà trường nói thêm, nhận thức sâu sắc việc chuyển đổi này là thách thức lớn đối với cả giảng viên lẫn sinh viên. "Tuy nhiên, tôi hy vọng đây cũng là khởi đầu cho mọi sự tốt đẹp phía trước. Học thêm ngôn ngữ là cách sinh viên chuẩn bị và thể hiện trách nhiệm với tương lai của bản thân".
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục ngày càng phát triển, thầy và trò Đại học Thanh Hoa nỗ lực làm gương cho các trường trong nước. Học tiếng Anh, không chỉ giúp sinh viên có khả năng trao đổi học thuật với bạn bè quốc tế, còn có thêm cơ hội việc làm và mở rộng phạm vi lựa chọn nhà tuyển dụng.
Việc chuyển hơn 700 môn sang dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, không đơn thuần chỉ là bước cải cách hay chạy theo xu hướng đa dạng hóa, nhà trường còn mong muốn xây dựng hệ thống giáo dục quốc tế hóa. Bởi Đại học Thanh Hoa nằm trong đề án 985 là sự kết hợp của chính phủ nước này và Bộ Giáo dục Trung Quốc xây dựng các trường đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Hiện tại, ở Trung Quốc Đại học Thanh Hoa là trường tiên phong trong việc chuyển hơn 700 môn sang dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Học tiếng Anh thế nào hiệu quả?
Từng đạt 970 điểm trong kỳ thi TOEIC nghe - đọc, bạn Võ Thanh Đua - chủ nhiệm CLB Ngoại ngữ văn khoa Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết việc cân bằng thời gian để học tiếng Anh có thể là một thách thức đối với nhiều sinh viên. Tuy nhiên theo Thanh Đua, sinh viên có thể lồng ghép việc học tiếng Anh vào ngay các hoạt động hằng ngày.
Chẳng hạn, Thanh Đua thường xem phim, nghe podcast, đọc sách bằng tiếng Anh, vừa có thể giải trí vừa giúp bản thân làm quen với các tình huống trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, Thanh Đua cũng sử dụng các ứng dụng học tập tiếng Anh để rèn luyện từ vựng và ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao mà không bị nhàm chán.
Môi trường luyện tập cũng là một yếu tố quan trọng để cải thiện tiếng Anh. Thanh Đua và những thành viên trong câu lạc bộ của mình thường đưa ra "luật": chỉ được phép nói tiếng Anh trong một khoảng thời gian nhất định. Qua đó, các thành viên có thể học hỏi và nhận được phản hồi trực tiếp từ các bạn, cải thiện kỹ năng một cách nhanh chóng.
"Học tiếng Anh không thể là một cuộc chạy đua nước rút mà phải là một hành trình dài hạn. Mình đã phải tập cho bản thân thói quen kỷ luật học tiếng Anh mỗi ngày trong suốt những năm cấp III. Dù cho có mệt mỏi thế nào, mình cũng phải ngồi vào bàn học ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này đã giúp mình cải thiện rõ rệt sau một khoảng thời gian dài ", Thanh Đua bộc bạch.
ThS Đinh Văn Mãi - giảng viên bộ phận kỹ năng mềm Trung tâm phát triển năng lực sinh viên Trường ĐH Văn Lang - nhận thấy sinh viên cần tìm hiểu kỹ quy định ngoại ngữ của nhà trường từ năm nhất để lên mục tiêu học tập cụ thể và có kế hoạch thi chứng chỉ để đảm bảo thời gian nộp chứng chỉ theo yêu cầu.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp học ngoại ngữ và tùy thuộc vào phương pháp học tập của sinh viên để có thể giảm tải áp lực trong việc học chứng chỉ tiếng Anh. Bên cạnh đó, sinh viên có thể sử dụng các ứng dụng như Duolingo để học từ vựng mỗi ngày, ELSA Speak có thể giúp cải thiện phát âm. Sinh viên có thể thực hiện các bài tập ngữ pháp từ sách hoặc website uy tín, như Cambridge English hoặc Grammarly.
"Sinh viên cần biến việc học ngoại ngữ trở nên thật gần gũi với cuộc sống thường ngày. Việc thực hành mỗi ngày, xác định rõ mục tiêu học tập, tránh sự trì hoãn cũng như kiên trì trên hành trình học tiếng Anh có thể giúp sinh viên đạt được mục tiêu đã đề ra", ThS Đinh Văn Mãi chia sẻ.
Ông Phùng Quang Huy - giáo viên môn tiếng Anh Trường THPT Khoa học giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho rằng ôn luyện cho các bài thi chuẩn hóa tiếng Anh như IELTS là một quá trình dài, do vậy sinh viên nên có lộ trình ôn tập từ sớm, tránh trường hợp để "nước đến chân mới nhảy".
Khi bị áp lực thời gian, các bạn có thể sẽ học theo cách học mẹo, học thủ thuật và nguy cơ mất gốc tiếng Anh vẫn rất cao. Một số bạn cũng có thể tìm đến các dịch vụ dự đoán đề và học tủ. Vì thế, theo ông Huy, các bạn nên bắt đầu với việc học chắc ngữ pháp và mở rộng vốn từ, sau đó dành thời gian rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Những nền tảng này giúp các bạn có thể dễ dàng hơn khi ôn tập bất kỳ bài thi chuẩn hóa nào.
Chưa thể tốt nghiệp đúng hạn vì chứng chỉ tiếng Anh
Từng đạt 9 điểm môn tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Thùy Vân thừa nhận gặp nhiều khó khăn để lấy chứng chỉ ngoại ngữ. Vân nói trước đây mình tập trung học ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh để thi tốt nghiệp THPT, do vậy kỹ năng nghe, viết và nói không được tốt.
"Khi nghe hoặc nói tiếng Anh, trong đầu mình thường dịch sang tiếng Việt rồi mới chuyển qua tiếng Anh. Chính vì thói quen như thế nên việc phản xạ và rèn luyện tiếng Anh trong thi chứng chỉ TOEIC khá khó với mình", Thùy Vân chia sẻ.
Tương tự, Dương Trung Tính - sinh viên năm 4 ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - hiện chưa thể tốt nghiệp đại học đúng hạn vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn đầu ra theo quy định.
"Thời gian mình đi làm từ 7h sáng tới 5h chiều. Do khối lượng công việc nhiều nên về tới nhà mình tiếp tục làm để hoàn tất. Cũng vì thế, thời gian học tiếng Anh của mình bị hạn chế, chỉ có thể học vào lúc 10h - 11h đêm", Trung Tín bộc bạch.
Trong khi đó, dù từng tham gia nhiều cuộc thi học thuật về tiếng Anh trước đây, Vũ Thị Thơm - sinh viên năm 1 ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - tâm sự vẫn luôn mang trong mình nỗi sợ chứng chỉ tiếng Anh. Thơm quyết định học chứng chỉ IELTS nhằm cải thiện khả năng giao tiếp và nộp chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn đầu ra của trường.
"Mình thấy IELTS thật sự là một thử thách vì rất khó và cần rất nhiều thời gian để học. Đôi lúc mình học nhưng không hiểu gì hết. Mình thường tâm sự với bạn bè mỗi khi mình gặp áp lực trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên, mỗi lần như vậy mình lại cảm thấy áp lực đồng trang lứa hơn vì mọi người xung quanh mình ai cũng đều giỏi tiếng Anh cả", Thơm tâm sự.