tôi muốn minh họa 1 chút thực tế chúng ta thử xem bữa ăn sáng hôm qua của tôi nước ép quả tắc, ít trái cây, ngũ cốc, tôi nhận ra lẽ ra nên dùng bánh mì, nhưng như các bạn biết, dăm bông trên bánh mì, ít cà phê và chúng ta lấy ra tất cả các nguyên liệu ngoại trừ hạnh nhân tôi không định lấy ra từ món ngũ cốc nếu chúng ta đã lấy tất cả những thứ này ra rồi nhưng chú ong đã gián tiếp hay trực tiếp thụ phấn chúng ta sẽ chẳng còn gì nhiều trong đĩa ăn sáng
Quy tắc cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh
Chủ ngữ là phần chính của câu: đó là các từ chỉ người, địa điểm, động vật, sự vật một hành động. Tuy nhiên, không phải câu nào cũng có chủ ngữ. Ví dụ như câu “Look!” Còn lại, hầu hết các câu đều có chủ ngữ. Dưới đây là một số ví dụ:
The coffee shop has many pretty decorations.
Vị ngữ thể hiện hành động mà chủ ngữ đang thực hiện hoặc chia sẻ thêm thông tin về chủ ngữ của câu. Ví dụ:
Her dress appears to be in purple.
Types of sentence (Các kiểu câu)
Declarative Sentence (Câu khẳng định). Ví dụ: She walk down the runway.
Interrogative Sentence (Câu nghi vấn). Ví dụ: Where did she go?
Exclamatory Sentence (Câu cảm thán). Ví dụ: What an incredible trip!
(Imperative Sentence) Câu mệnh lệnh. Ví dụ: Follow me!
Punctuation Rules (Quy tắc dấu câu)
Quy tắc dấu câu đòi hỏi phải viết hoa ở đầu câu, dấu chấm câu ở cuối câu và các yếu tố khác. Đây thực chất là quy tắc chung cho cả tiếng Việt nữa, đúng không nào?
Việc viết hoa đúng chỗ rất quan trọng đối với học writing tiếng Anh. Tuy nhiên, quy tắc này lại rất dễ nhớ. Tất cả các câu phải bắt đầu bằng chữ cái viết hoa. Tiêu đề người, sách, tạp chí, phim và địa điểm cụ thể được coi là danh từ riêng và thường được viết hoa. Các tổ chức và tên công ty cũng được viết hoa. Ví dụ:
Mary went to the bookstore to buy her favorite magazine, Writers' Haven.
Dấu hai chấm được sử dụng để báo hiệu một danh sách liệt kê, giới thiệu một câu trích dẫn dài, hoặc để tách hai mệnh đề khi mệnh đề thứ hai giải thích thêm mệnh đề đầu tiên. Ví dụ:
In my bag, I have many things: lipsticks, mirror, perfume, and hand sanitizer.
She once told me: “Your future will be great.”
She loves a peaceful life: taking care of family, gardening and cooking.
Dấu chấm phẩy có thể thay thế cho một liên từ và thường được đặt trước các từ giới thiệu như "therefore" hoặc "however." Theo nguyên tắc chung, tốt nhất nên đặt dấu chấm phẩy ở giữa hai mệnh đề độc lập. Ngoài ra, dấu chấm phẩy cũng được sử dụng để phân tách danh sách liệt kê. Ví dụ:
I brought two pairs of shoes; however, I wish I also brought a pair of sneakers.
This restaurant’s service is awful; I'm not going back.
Có rất nhiều quy tắc cho dấu phẩy. Điều cơ bản là dấu phẩy phân tách các mục trong một chuỗi và được sử dụng tại các khoảng dừng trong câu. Ví dụ:
On Christmas, we celebrated a party.
If I were you, I would go to the doctor immediately.
Dấu ngoặc đơn chứa thông tin phụ cho ý nghĩa chính của toàn câu, bổ sung thông tin cho nghĩa của câu.
For Christmas, she'd like a new laptop (which she really doesn't need).
Dấu nháy đơn được sử dụng trong viết tắt để thay thế cho một hoặc nhiều chữ cái. Ngoài ra, để biểu thị quan hệ sở hữu, đối với danh từ số ít thì sẽ dùng dấu nháy đơn và “s”, còn đối với danh từ số nhiều thì chỉ dùng riêng dấu nháy đơn. Ví dụ:
Trên đây là các quy tắc cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Trong quá trình đọc, nếu bạn đã hiểu và có thể nhớ hết tất cả các quy tắc trên, bạn đã có cho mình một nền tảng ngữ pháp vững chắc rồi đó! Còn nếu như bạn chưa thể nhớ hết các quy tắc trên thì cũng đừng vội lo lắng. Hãy từ từ trau dồi thêm bạn nhé! Dù cho tiếng Anh của bạn đang ở mức độ nào, nếu bạn muốn tìm một nơi để học và rèn luyện để giao tiếp, dùng cho việc học hoặc công việc của mình, hãy liên hệ ngay với Phuong Nam Education qua hotline 1900 7060 hoặc Email [email protected] để được hướng dẫn tận tình bạn nhé! Phuong Nam Education chúc bạn học tốt!
Tags: học tiếng Anh, học tiếng Anh online, nguồn học tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Anh, quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, các từ loại trong tiếng Anh, cấu trúc câu trong tiếng Anh, học ngữ pháp tiếng Anh
C/O là từ viết tắt của Certificate of Origin. C/O được nhắc đến với vai trò chủ yếu là chứng minh xuất xứ hàng hóa và hưởng thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ được ghi trên C/O theo các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia/liên minh/vùng lãnh thổ. Không phải có C/O hợp lệ thì hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế suất, có những mẫu C/O chỉ đơn thuần chứng minh xuất xứ. Hãy cùng nhau tìm hiểu các thuật ngữ trên C/O, Sau đây, TDgroup sẽ chia sẻ đến các bạn các thuật ngữ quan trọng trên C/O để các bạn có một kiến thức cụ thể và hiểu được rõ hơn khi tìm hiểu cũng như thực hành C/O.
– C/O không ưu đãi: C/O chỉ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi
– C/O ưu đãi: C/O cho phép hàng hóa được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. C/O vừa chứng minh xuất xứ, vừa có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi cho các hàng hóa ghi trên C/O.
Hình ảnh về C/O (nguồn: cẩm nang xnk-logistics)
– Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên, hoặc bởi một công ty có trụ sở tại một nước ASEAN đối với lô hàng của công ty được chỉ định giao hàng. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên cần ghi vào ô số 7.
– Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 11 của Phụ lục 7.
– Đánh dấu √ vào ô “Exhibitions” trong trường hợp hàng hóa gửi từ nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong quá trình hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo Điều 22 của Phụ lục 7, đồng thời ghi tên và địa chỉ của nơi triển lãm vào ô số 2.
– Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp cấp C/O được cấp sau do sai sót hoặc vì lý do chính đáng khác theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục 7.
– Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên được sử. dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
– Đánh dấu √ vào ô “Partial Accumulation” trong trường hợp hàm lượng giá trị khu vực của nguyên liệu nhỏ hơn 40% nhưng lớn hơn 20% và C/O được cấp nhằm mục đích cộng gộp theo khoản 2 Điều 6 của Phụ lục 1.
– Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa không thoả mãn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vì lý do có một số nguyên liệu có mã số HS trùng với mã số HS của sản phẩm nhưng tỉ lệ trùng này không vượt quá 10% giá trị FOB của sản phẩm theo như quy định tại Điều 9 của Phụ lục 1.
CÁC HIỆP ĐỊNH 1. AANZFTA: ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement: Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di Lân 2. ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ATIGA (ASEAN Trade in Goods Agreement) Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN 3. ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc 4. AHKFTA (ASEAN – Hong Kong, China Free Trade Area)Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc 5. AIFTA (ASEAN–India Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ 6. AJCEP (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản 7. AKFTA (ASEAN-Korea Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc 8. VCFTA (Vietnam – Chile Free Trade Agreement) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi -lê 9. VJEPA (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement) Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 10. VKFTA (Vietnam- Korean Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc 11. VN-EAEU FTA (Vietnam and Economic ASIA EUROPE Union Free Trade Agreement) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu 12. CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương 13. EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU