VPBank vinh dự được xếp hạng 8 trên bảng xếp hạng top 10 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam 2024. Theo Vietnam Report nghiên cứu và công bố trong tháng 6 vừa qua,  Thương hiệu VPBank được định giá đạt gần 1,3 tỷ USD, đây là thành quả nhờ sự nỗ lực của toàn ngân hàng khi liên tục tích cực cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư mạnh vào công nghệ, phát triển VPBank trở thành một trong những ngân hàng có dịch vụ tốt nhất, luôn mang lại sự hài lòng và giá trị vượt trội cho quý khách hàng.

Tiêu chí xếp hạng ngân hàng uy tín, chất lượng của Vietnam Report

Tiêu chí xếp hạng của Vietnam Report là một quy trình đánh giá tổng thể dựa trên các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các tiêu chí này bao gồm những yếu tố cơ bản sau đây:

Thị phần và tầm ảnh hưởng: Bao gồm độ phủ và sự hiện diện của ngân hàng trên thị trường tài chính Việt Nam. Thị phần quyết định mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và sự ảnh hưởng của họ trong ngành.

Hiệu suất tài chính: Đánh giá các chỉ số tài chính chính của ngân hàng như tổng tài sản, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, khả năng thanh toán nợ, đòn bẩy tài chính, và khả năng sinh lời.

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: Đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng thông qua khảo sát và phản hồi từ khách hàng về trải nghiệm và sự hỗ trợ của ngân hàng.

Công nghệ và đổi mới: Xem xét sự đầu tư và áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, cũng như khả năng đổi mới và cung cấp các dịch vụ tài chính mới cho khách hàng.

Quản trị và ứng xử: Đánh giá chất lượng quản lý và ứng xử của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định và quy tắc về tài chính, bảo mật thông tin và sự minh bạch trong hoạt động.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Đánh giá vai trò và đóng góp của ngân hàng trong các hoạt động xã hội, như hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, và các chương trình từ thiện.

Từ việc tổng hợp và phân tích các thông tin liên quan đến các tiêu chí trên, Vietnam Report sẽ xếp hạng các ngân hàng uy tín, chất lượng và đưa ra danh sách các ngân hàng đạt điểm cao trong việc đáp ứng các tiêu chí trên, từ đó tạo ra sự tin tưởng và lòng tin của khách hàng và cộng đồng với ngân hàng được xếp hạng.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu “Top 10 ngân hàng uy tín, tốt nhất Việt Nam 2024” theo báo cáo của Vietnam Report. Đây là một bảng xếp hạng vô cùng uy tín, đánh giá đúng đắn và khách quan giá trị của các tài sản vô hình - thương hiệu, thể hiện giá trị, chất lượng và độ uy tín của các ngân hàng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thích bổ ích liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng dành cho các độc giả.

Theo Sharma (2017), ngân hàng số là hình thức ngân hàng thực hiện ứng dụng công nghệ để số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, đó là hệ thống cho phép các giao dịch ngân hàng như thanh toán, gửi tiền, rút tiền trên nền tảng internet, thay vì giao dịch tại ngân hàng như trước đây. Phát triển dịch vụ ngân hàng số có thể được hiểu là sự tăng lên về quy mô và chất lượng cũng như tiện ích dịch vụ ngân hàng số nhờ tận dụng các tính năng kỹ thuật số mà vẫn bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng.

Phát triển dịch vụ ngân hàng số xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của khách hàng và nhu cầu phát triển, nâng cao tỷ suất lợi nhuận của các dịch vụ, theo đó cần phải thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cao hơn. Chủ thể tham gia thị trường tài chính (doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, hộ gia đình…) cũng đã và đang chuyển đổi mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng công nghệ số đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính trung gian ngoài ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trên thị trường tài chính.

Xây dựng ngân hàng số nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng số trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong lý thuyết và thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng số của các ngân hàng thương mại trên thế giới, như: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc… cho thấy, để hạn chế những rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ trong quá trình chuyển đổi và phát triển từ dịch vụ ngân hàng truyền thống sang dịch vụ ngân hàng số, các ngân hàng thương mại cần tạo lập các điều kiện, như: xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng số; xác lập lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng số phù hợp với từng giai đoạn và lợi thế so sánh của ngân hàng; tạo lập các điều kiện về nguồn lực: từ hạ tầng số, nhân lực số, khoa học – công nghệ và hệ thống giám sát.

Trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và hội nhập sâu vào hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu, Đảng và Nhà nước đã xem chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số là động lực để phát triển nhanh và bền vững, trong đó các ngân hàng thương mại là lực lượng tiên phong. Cụ thể là Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 11/5/2021, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là dấu mốc quan trọng, là căn cứ pháp lý để các ngân hàng thương mại tiến hành chuyển đổi số, mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng số.

Bên cạnh đó, với lợi thế dân số đông và trẻ, có nhu cầu và khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại Việt Nam (hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng qua internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking tại Việt Nam là 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng/ngày); Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ người dùng internet trên tổng dân số đứng hàng đầu thế giới (khoảng 70,3%, cao hơn mức trung bình chung của thế giới là 59,5%, tỷ lệ sử dụng thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt 75%)2 là một cơ hội quan trọng chuyển đổi và phát triển dịch vụ ngân hàng số. Hơn nữa, Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao, hành lang pháp lý cho chuyển đổi số cũng dần được hoàn thiện.

Để bắt kịp với xu hướng phát triển ngân hàng số trên thế giới, khoảng 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các công nghệ 4.0 và có 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng trên internet và mobile, có 39% tổ chức tín dụng phê duyệt chiến lược chuyển đổi số riêng biệt hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển công nghệ thông tin; 42% các tổ chức tín dụng đang hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số. Dự kiến trong vòng 3 – 5 năm tới, các ngân hàng số sẽ có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu là 10% và có 58,1% tổ chức tín dụng đặt kỳ vọng thu hút hơn 60% khách hàng sử dụng kênh giao dịch số, kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt trên 50%. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đang bắt đầu triển khai ngân hàng số ở cấp độ quy trình và kênh giao tiếp, chỉ một số ít ngân hàng chuyển đổi số hóa ở nền tảng dữ liệu.

Ở khía cạnh quy trình, một số ngân hàng đã hoàn thiện hệ thống giao dịch tự động, ứng dụng một phần dữ liệu lớn, như: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)… Một số ngân hàng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy và đưa các dịch vụ tư vấn tự động 24/7 thông qua các hội thoại trên website hoặc mạng xã hội của ngân hàng3.

Theo McKinsey, Việt Nam có tốc độ phát triển dịch vụ ngân hàng số nhanh nhất Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2017 – 2021. Về tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng số, Việt Nam tăng 41% và đạt 82% vào năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân 23% của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân 33% của thị trường mới nổi. Về mức độ xâm nhập của Ví điện tử và ứng dụng Fintech, Việt Nam cũng thuộc nhóm có mức tăng trưởng nhanh so với toàn khu vực và tăng từ 16% lên 56% vào năm 2021, cao hơn mức bình quân 54% của thị trường mới nổi và 51% của cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương3.

Tuy nhiên, các điều kiện cần thiết cho việc chuyển đổi từ dịch vụ ngân hàng truyền thống sang dịch vụ ngân hàng số của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn thiếu. Các ngân hàng vẫn ở trong giai đoạn đầu thực hiện việc xây dựng Chiến lược chuyển đổi số và lộ trình chuyển đổi sang dịch vụ ngân hàng số. Những ưu tiên tài chính cho việc tạo lập các điều kiện về nhân lực số, công nghệ, hệ thống bảo mật thông tin còn thấp bởi nguồn vốn để đầu tư cho phát triển các dịch vụ ngân hàng số là khá lớn. Việc chuyển đổi sang ngân hàng lõi cũng yêu cầu nguồn vốn đầu tư rất cao. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách của Nhà nước cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng số còn chưa bắt kịp với thực tiễn, làm tăng nguy cơ rủi ro, dẫn đến một số ngân hàng thương mại có tâm lý e ngại khi đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số.

Một là, xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng số. Đây là yêu cầu, điều kiện tiên quyết để thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng số. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng số là tập hợp các kế hoạch, giải pháp để thực hiện mục tiêu đặt ra trong dài hạn. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng số là căn cứ để định hướng quá trình chuyển đổi số, xây dựng lộ trình thực hiện; xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng trong phát triển dịch vụ ngân hàng số; giúp dự báo các bối cảnh tác động đến việc thực hiện mục tiêu; chỉ ra cách thức để triển khai với tầm nhìn dài hạn; xác định các yếu tố và điều kiện để triển khai chiến lược.

Hai là, xác lập lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng số phù hợp với từng giai đoạn và theo lợi thế so sánh của ngân hàng. Chuyển đổi từ dịch vụ ngân hàng truyền thống sang phát triển dịch vụ ngân hàng số đồng nghĩa với thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng, phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số nhằm bảo đảm mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận ngân hàng so với phương thức cũ. Hoạt động ngân hàng giờ đây không chỉ giới hạn ở các giao dịch vật lý trong ngân hàng mà còn tiến tới các thiết bị cầm tay. Đại dịch Covid-19 diễn ra đã khiến nhu cầu về ngân hàng số trở nên lớn hơn bao giờ hết. Đại dịch này đã buộc người tiêu dùng chỉ có thể tiếp cận nguồn tiền của mình và sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh kỹ thuật số1.

Phát triển dịch vụ ngân hàng số mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và khách hàng, tuy nhiên, cũng đối mặt với nhiều thách thức đến từ bản thân các ngân hàng thương mại (như: sự thiếu hụt nguồn lực đầu tư cho hạ tầng công nghệ số và khả năng bảo mật thông tin khách hàng, đặc biệt là các tệp khách hàng lớn; nhân lực số…) và các thách thức từ môi trường bên ngoài (mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật của Nhà nước; mức độ thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế; mức độ hội nhập trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ; tính kết nối của hạ tầng kỹ thuật số; mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại; thói quen khách hàng; trình độ sử dụng công nghệ của khách hàng…).

Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần xác lập một lộ trình chuyển đổi và phát triển phù hợp theo từng giai đoạn, gắn liền với việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, cần thay đổi tư duy, nhận thức với sự tiên phong dẫn dắt của người lãnh đạo cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số. Lộ trình phát triển cần tính toán kết hợp giữa việc cung cấp các dịch vụ truyền thống với dịch vụ số trong từng giai đoạn; khảo sát nhu cầu khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ số; gắn phát triển dịch vụ ngân hàng số với việc tạo lập các điều kiện cần thiết để tận dụng cơ hội và hạn chế những rủi ro phát sinh khi triển khai dịch vụ ngân hàng số.

Ba là, huy động các nguồn lực để phục vụ phát triển dịch vụ số.

(1) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật số. Phát triển dịch vụ ngân hàng số cũng có thể được hiểu là việc ứng dụng công nghệ triển khai cung cấp dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, thông thường đó là các công nghệ AI, ML, Cloud Computing, Big Data, IoT để đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân hay giúp đơn giản hóa các quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian giao dịch. Song song với việc ứng dụng công nghệ số, các ngân hàng thương mại còn hợp tác với các Fintech để nâng cấp các quy trình, nghiệp vụ, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, tích hợp công nghệ theo hướng tự động, thông minh để giúp các ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ dễ dàng trên nền tảng số, khai thác dữ liệu hiệu quả. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần thiết lập được cơ sở hạ tầng công nghệ để có thể bắt đầu đóng góp từ đầu đến cuối các dịch vụ và sản phẩm thông qua các kênh. Bên cạnh đó, xây dựng hạ tầng công nghệ để bảo đảm tính kết nối giữa các bộ phận trong ngân hàng thương mại, khả năng kiểm tra chéo giữa các bộ phận nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ số.

(2) Tăng cường tiềm lực tài chính mạnh. Việc đầu tư hạ tầng công nghệ đòi hỏi lượng vốn lớn nên rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách tài chính để đồng bộ hóa hạ tầng công nghệ, xây dựng băng thông đường truyền rộng kết nối giữa các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cần nâng cao năng lực tài chính, chủ động tăng vốn điều lệ, nâng cao hiệu quả hoạt động để có nguồn lực vốn dồi dào đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân lực số và bắt kịp với công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

(3) Đào tạo, phát triển nhân lực số nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhân lực số là nguồn lực quan trọng để các ngân hàng thương mại có thể triển khai việc chuyển đổi và phát triển dịch vụ ngân hàng số. Việc thiếu hụt nhân lực số sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển dịch vụ. Vì vậy, các ngân hàng thương mại bám sát vào lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng số để chủ động xây dựng đội ngũ thông qua đào tạo nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng số (bao gồm đội ngũ cán bộ tín dụng, thanh toán, đội ngũ nhân viên bảo trì, vận hành hệ thống mạng, chuyên gia công nghệ thông tin; các kiểm toán viên nội bộ..), gắn đào tạo với tuyển dụng, luân chuyển, bố trí sử dụng nhân lực.

(4) Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Đây là yêu cầu, điều kiện bắt buộc để triển khai dịch vụ ngân hàng số. Bởi công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ, đến an toàn bảo mật thông tin. Bất kỳ một khâu nào trong hệ thống bị trục trặc sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, gây thiệt hại lớn cho cả ngân hàng và khách hàng, thậm chí là tăng rủi ro liên quan đến bảo mật thông tin. Vì thế, các ngân hàng thương mại cần phải đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, hệ thống internet với tốc độ cao và công nghệ kỹ thuật tiệm cận với quốc tế.

(5) Xây dựng hệ thống giám sát và phòng ngừa rủi ro, hệ thống bảo mật thông tin của ngân hàng thương mại. Đây cũng là điều kiện bắt buộc trong phát triển dịch vụ ngân hàng số bởi bên cạnh những lợi ích mà ngân hàng số mang lại thì việc phát triển dịch vụ ngân hàng số cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến thất thoát vốn, tấn công khủng bố ngân hàng bằng các phần mềm virus thâm nhập vào hệ thống, hoặc ăn cắp thông tin khách hàng… Vì vậy, việc phát triển dịch vụ ngân hàng số cần tiến hành đồng bộ với xây dựng hệ thống bảo mật thông tin. Để thực hiện điều này, phía Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về chuyển đổi số, hệ thống an ninh, an toàn tiền tệ, hệ thống giám sát, đánh giá rủi ro ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cần đầu tư xây dựng hệ thống bảo mật và quản lý rủi ro ngăn chặn sớm những gian lận, kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu trong quy trình sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng trong việc thiết lập hệ thống bảo mật thông tin, truyền thông cảnh báo những rủi ro nếu để lộ thông tin.

Để thúc đẩy việc chuyển đổi và phát triển dịch vụ ngân hàng số đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ trong hoàn thiện thể chế chính sách, mở rộng mức độ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như hạ tầng công nghệ kết nối giữa ngân hàng thương mại với các đơn vị liên quan. Các ngân hàng thương mại cần chủ động xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển, chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực cần thiết về vốn, nhân lực số và công nghệ phục vụ phát triển dịch vụ ngân hàng số, chú trọng xây dựng hệ thống giám sát phòng ngừa rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng số; truyền thông để nâng cao nhận thức về những thời cơ và thách thức trong phát triển dịch vụ ngân hàng số.