Ngày nay rất nhiều các cặp đôi trẻ sẵn sàng đầu tư tiền bạc để lưu giữ khoảnh khắc ý nghĩa trong ngày cưới trọng đại. Một số cặp đôi lựa chọn chụp ảnh cưới theo phong cách hiện đại của Tây Âu. Bên cạnh đó, chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam lại được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Bài viết dưới đây, Palatino Studio giới thiệu cho bạn về trào lưu chụp ảnh cưới này.

Tại sao nên chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam

Đã từ lâu, xu hướng chụp hình cưới với các trang phục như Hanbok của Hàn Quốc, Kimono của Nhật Bản được giới trẻ ưa thích. Nhưng dạo gần đây khi cổ phục Việt được đầu tư phục dựng. Thông qua các MV ca nhạc, điện ảnh cổ phục dần len lỏi vào đời sống của người trẻ và trở thành trang phục yêu thích. Vì vậy, chụp ảnh cưới việt phục đang là xu hướng trong xã hội hiện đại ngày nay.

Đây được coi là ý tưởng chụp ảnh thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua các hình ảnh mang đậm chất lịch sử. Khoác trên người “quốc hồn quốc túy” vừa tôn vinh giá trị của nước nhà.

Chụp ảnh cưới phong cách cổ điển đang làm mưa làm gió tại Việt Nam

Studio chụp ảnh cưới cổ Phục Việt Nam – Palatino Studio

Bạn muốn hoá thân thành những tân nương xinh đẹp cùng tân lang tuấn tú của mình thì hãy chọn chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam tại Palatino Studio. Tự hào là đơn vị đứng đầu trong lĩnh chụp hình cưới với đội ngũ nhân viên, ekip chuyên nghiệp. Đến với Palatino Studio bạn sẽ được tư vấn lựa chọn được trang phục, địa điểm, tư vấn trang điểm và các tư thế tạo dáng, thần thái sao cho phù hợp với concept chụp.

Paltino Studio là nơi uy tín chụp ảnh cưới tại Hà Nội

Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về phong cách chụp ảnh cổ phục Việt Nam. Chắc hẳn các bạn đã lựa chọn được kiểu ảnh phù hợp với bản thân rồi. Hãy liên hệ với Palatino Studio khi có nhu cầu chụp hình để nhận được ưu đãi khủng trong thời gian này.

Cũng như Áo dài của Việt Nam, sườn xám của Trung Quốc hay Kimono của Nhật Bản… Hanbok là biểu tượng văn hóa lâu đời của Hàn Quốc và tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của người dân đất nước này. Vậy Hanbok có những đặc điểm gì thú vị? Cùng Jellyfish tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hanbok (한복) là trang phục truyền thống được người Hàn Quốc mặc thường ngày từ cách đây khoảng 100 năm. Ngày nay, Hanbok truyền thống hầu như chỉ còn được mặc trong những dịp đặc biệt. Một số ngôi làng mang lối sống truyền thống vẫn mặc Hanbok vào những ngày thường.

Trong lịch sử của Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục dành riêng cho giai cấp quý tộc và dân thường. Giai cấp quý tộc sử dụng trang phục may theo kiểu cách nước ngoài, trong khi dân thường mặc bộ trang phục có thiết kế truyền thống.

Các bộ Hanbok thường có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng với đường kẻ đơn giản và không có túi. Người Hàn Quốc quan niệm rằng con người được tạo ra bởi sự hòa hợp giữa trời – đất, nước – lửa, cây – gió. Từ những yếu tố đó mà Hanbok truyền thống được hình thành nên bởi sự kết hợp giữa đường nét tinh tế và sự phong phú của màu sắc tự nhiên. Mộc mạc nhưng vẫn thể hiện được sự sang trọng, Hanbok xuất hiện trong mọi hoạt động sống của người dân xứ sở kim chi.

Hanbok cho nam và nữ sẽ có cấu tạo khác nhau. Trong đó, Hanbok nữ gồm 2 phần chính là áo khoác bao phủ thân trên (Jeogori) và váy dài thắt eo cao (Jima). Nơ Otgoreum là phụ kiện điểm nhấn không thể thiếu của Hanbok, được buộc từ 2 miếng vải dài. Ngoài ra còn có tất trắng Beoson và một đôi giày có hình dáng giống chiếc thuyền.

Hanbok nam bao gồm áo khoác tay dài phủ thân trên (Jeogori), quần rộng (Baji) và áo choàng Durumagi. Durumagi có vạt áo dài đến ngang hoặc quá đầu gối, thường được mặc khi đi ra ngoài. Baji sẽ bó lại ở phần gấu quần. Phụ kiện đi kèm bao gồm mũ Gat, dây buộc Dalleyong và giày. Cả nam và nữ đều sẽ có một lớp Hanbok màu trắng mặc lót bên trong.

Quần Baji của nam ban đầu có ống hẹp để thuận tiện cho việc cưỡi ngựa và săn bắn. Tuy nhiên, khi nghề nông phát triển thì ống quần được thiết kế rộng hơn để phù hợp cho việc đồng áng. Quần ống rộng cũng khiến cho người mặc thoải mái hơn khi ngồi trên sàn thay vì quần ống hẹp.

Vải dùng để may Hanbok là loại vải Ramie, dệt bằng vật liệu tự nhiên và được nhuộm màu bằng các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên như hoa hoặc vỏ cây, sau đó vắt nước rồi sấy khô. Tùy theo điều kiện thời tiết mà người ta sử dụng các loại vải khác nhau.

Ở những khu vực phía Bắc lạnh giá, chất liệu làm Hanbok sẽ dày dặn hơn và được nhồi thêm lông bên trong. Vào mùa hè, người Hàn sẽ sử dụng những chất vải mỏng và thoáng mát. Đặc biệt vào mùa thu, rất nhiều phụ nữ thích mặc quần áo làm từ lụa tơ mỏng vì khi chuyển động, quần áo sẽ phát ra tiếng sột soạt giống như âm thanh khi đi trên lá khô.

Có 5 sắc màu được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng là đỏ, xanh da trời, vàng, đen và trắng. Đó là 5 màu chủ yếu theo triết lý âm dương và ngũ hành của phương Đông. Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, lòng chính trực và là màu sắc được sử dụng nhiều nhất cho Hanbok. Tầng lớp quý tộc có thể mặc trang phục màu trắng pha thêm các màu đỏ, vàng, xanh nước biển hoặc đen.

Trang phục Hanbok cho trẻ em bao gồm áo dài màu xanh (Cheonbok) mặc ra ngoài áo choàng Durumangi và đi kèm với chiếc mũ đen có dải sau. Những từ ngữ và biểu tượng liên quan đến trẻ nhỏ sẽ được thêu lên trên vải. Ban đầu, loại Hanbok này chỉ dành cho con trai của tầng lớp quý tộc (Yangban). Về sau, trang phục này được dùng cho mọi tầng lớp và cho cả các bé gái nhưng kiểu dáng sẽ khác nhau.

Ngày nay, Hanbok cách tân được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên kiểu dáng truyền thống, mang tới cảm giác hiện đại và đa dạng mẫu mã, màu sắc hơn. Hai loại Hanbok cách tân phổ biến nhất là Gaeryang và Saenghwal. Cả hai loại trang phục này đều có sự thay đổi về chất liệu và cấu tạo.

Những bộ Hanbok được cô dâu chú rể mặc trong ngày cưới sẽ có thiết kế cầu kỳ, tinh xảo và nhiều chi tiết phức tạp hơn Hanbok truyền thống.

Trang phục của chú rể bao gồm quần rộng Baji, áo khoác ngắn Jeogori và áo dài Dopo choàng bên ngoài. Cuối cùng là một lớp áo Dallyeong dài , rộng mặc ngoài cùng. Phụ kiện đi kèm bao gồm đai lưng và mũ bờm ngựa.

Trang phục của cô dâu sẽ có phần cầu kỳ hơn. Bao gồm váy lót Sokjeoksam và áo lót Darisokgot, được may từ những chất liệu mỏng, mềm mại. Sau đó, cô dâu sẽ khoác một lớp áo rộng màu xanh hoặc vàng. Ngày xưa, những người phụ nữ là dân thường sẽ mặc váy hai tầng màu đỏ. Còn cô dâu thuộc tầng lớp quý tộc thì thường mặc một chiếc váy dài, rộng, được trang trí bởi những hoa văn dát vàng (Seuranchima), và thêm chiếc áo khoác thêu hoa văn màu đỏ tía xung quanh cổ và tay áo.

Cũng như chú rể, cô dâu sẽ khoác thêm một chiếc áo choàng rộng, dài, xẻ hai bên nách bên ngoài lễ phục. Phần tay áo được gắn thêm một lớp vải màu trắng.

Theo thời gian, Hanbok được cách tân ngày càng hiện đại và đa dạng song vẫn luôn giữ được những nét đặc trưng của một bộ trang phục truyền thống. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về Hanbok – một trong những nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân xứ sở kim chi.

👉👉 Jellyfish Việt Nam – Du học trọn uy tín, chọn Jellyfish

✦ Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

✦ Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

30% phụ thu trên mỗi ngày trả trễ hạn

Nhận tư vấn & ship đơn thuê khắp mọi miền đất nước