Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Quân ủy T.Ư lần thứ 11 cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (viết tắt là luật Sĩ quan) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Phó bí thư Quân ủy T.Ư, chủ trì sáng 29.7.

Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội tăng từ 1-5 tuổi

Với luật được thông qua, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất (tuổi nghỉ hưu) với sĩ quan theo bậc quân hàm tăng từ 1-5 tuổi so với luật hiện hành.

Cụ thể tuổi nghỉ hưu của cấp úy 50 tuổi; thiếu tá 52; trung tá 54; thượng tá 56; đại tá 58 và cấp tướng 60 tuổi.

Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Quá trình thảo luận dự thảo luật trước đó, một số ý kiến đề nghị quy định tuổi của sĩ quan quân đội thống nhất theo Bộ luật Lao động và Luật Công an nhân dân.

Đề nghị quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp cho từng quân, binh chủng, phù hợp với tính chất, môi trường, địa bàn công tác.

Có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về độ tuổi nghỉ hưu ở một số chức danh chỉ huy, quản lý nhưng không cao hơn độ tuổi theo cấp bậc quân hàm.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay do cơ cấu, tổ chức, tính chất, nhiệm vụ, đối tượng tác chiến của quân đội và công an khác nhau.

Nếu tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội bằng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan công an hoặc bằng tuổi của người lao động theo Bộ luật Lao động sẽ không bảo đảm cho sĩ quan, nhất là sĩ quan ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.

Hằng năm quân đội vẫn phải tuyển sinh quân sự để sắp xếp và trẻ hóa đội ngũ cán bộ cấp phân đội, nếu tăng thêm tuổi so với dự thảo luật sẽ gây dôi dư, ùn tắc trong đội ngũ sĩ quan".

Việc tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo luật trình Quốc hội thông qua vừa giữ gìn được đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe trong chỉ huy, quản lý, nghiên cứu, tham mưu và số cán bộ có chuyên môn trình độ cao để có nhiều thời gian phục vụ quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại.

Vừa bảo đảm sĩ quan cơ bản có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%.

Đề nghị bổ sung chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái khi kết thúc nhiệm kỳ biệt phái và khi họ nghỉ hưu

Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Nêu quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình nhấn mạnh sự cần thiết kịp thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng toàn bộ dự thảo Luật để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, bao gồm cả các dự án luật đang trình Quốc hội cho ý kiến.

Tại dự thảo Luật, quy định Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh lập kế hoạch phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị rà soát và cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm thống nhất với các luật khác. “Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, do đó, chưa có cơ sở để khẳng định việc áp dụng Điều 102 của Luật Nhà ở (sửa đổi) về vai trò, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và UBND cấp tỉnh trong công tác lập quy hoạch, phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị, dự thảo Luật cũng cần bổ sung chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái khi kết thúc nhiệm kỳ biệt phái và khi họ nghỉ hưu.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu còn cho ý kiến vào một số nội dung khác như: chức vụ của sĩ quan; tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan; thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ; chế độ, chính sách đối với sĩ quan QĐNDVN.

Vừa qua, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 12 thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại phiên họp, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh đã thống nhất một số nội dung quan trọng của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể:

Theo Tờ trình của Chính phủ, Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung gồm: Chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương của sĩ quan; hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng; một số nội dung giao cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về chế độ, chính sách đối với sĩ quan, như thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ nhà ở, đất ở, chăm sóc sức khỏe, trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương...

Bổ sung quy định về tiền lương; thăng quân hàm

Đối với một số nội dung liên quan đến chế độ, chính sách của sĩ quan, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân và cấp có thẩm quyền quy định tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm sĩ quan vượt bậc.

Sửa đổi, bổ sung quy định về thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn; bổ sung quy định về thanh toán cho những ngày không nghỉ phép; bổ sung một số từ, cụm từ vào quy định về chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ; bổ sung quy định về điều kiện nghỉ hưu đối với đối tượng hết tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất...

Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.  Đồng thời, Ủy ban cũng nhất trí bổ sung chức vụ, chức danh đối với cấp phó của cấp trưởng và tương đương như trong dự thảo luật.

Luật Sĩ quan hiện hành quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan là cấp trưởng, không quy định đối với cấp phó, nên việc xác định chức vụ, chức danh tương đương đối với cấp phó và sĩ quan không giữ chức vụ chỉ huy, quản lý gặp khó khăn, chưa đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm và thực hiện chế độ chính sách đối với sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ là cấp phó của cấp trưởng và tương đương.

Về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cơ bản nhất trí việc sửa đổi theo hướng nâng hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Cấp úy: 50 tuổi; Thiếu tá: 52; Trung tá: 54; Thượng tá: 56; Đại tá: 58; Cấp Tướng: 60), bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu và thống nhất với quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 về độ tuổi nghỉ hưu, bảo đảm cho sĩ quan Quân đội nhân dân tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ điều kiện được hưởng tối đa 75% lương theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân còn nhằm phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội "là ngành lao động đặc biệt".

Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc

Về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, quy định sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tướng là phù hợp.

Về thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí giao Chính phủ quy định tiêu chí, tiêu chuẩn quy định để xét thăng quân hàm sĩ quan cấp tướng vượt bậc.

Đồng thời, đề nghị rà soát, nghiên cứu, bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về các tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng quân hàm sĩ quan vượt bậc, làm căn cứ để Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.

Về thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản tán thành với các trường hợp được xét thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn như dự thảo Luật; việc giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chí, tiêu chuẩn để xét thăng quân hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan trước thời hạn là cần thiết, bảo đảm tính khả thi, minh bạch, chặt chẽ.